Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

HÀ THỦ Ô

Hà thủ ô bổ máu, làm đen tóc

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện, làm đen râu tóc. Y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều công dụng quý nữa của vị thuốc này, chẳng hạn như bảo vệ gan, dự phòng xơ vữa động mạch...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hà thủ ô có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.

Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...
Một số cách dùng hà thủ ô đơn giản và tiện lợi:

- Hà thủ ô 30 g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.

- Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô, lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.

- Hà thủ ô 30 g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 g, đường đỏ 50 g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ, cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói.

- Hà thủ ô 20 g, sơn tra 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.

- Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2.500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.

- Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống


Để làm đen tóc, râu, khỏe gân xương, người ta sử dụng bài thuốc sau:
- 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ, đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ. Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột. Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chát và gây táo bón trong hà thủ ô.
- 600g xích phục linh và 600g bạch phục linh, cạo vỏ, tán bột, đãi với nước trong đến khi sạch, lọc lấy bột lắng, nắm lại, tẩm với sữa mẹ rồi phơi khô.
- 320g ngưu tất tầm rượu khoảng một ngày, thái mỏng, đồ cùng hà thủ ô với đậu đen vào ba lần đồ cuối.
- 320g đương quy, 320g câu kỷ tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô.
- 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen, sao khô đến lúc thấy mùi thơm.
Sau khi chế biến xong, giã nát, trộn đều các vị thuốc trên, cho thêm mật ong rồi vo thành viên 0,5g, chia thành ba lần uống trong ngày, mỗi lần 50 viên. Người dùng nên uống thuốc buổi sáng bằng rượu, trưa uống với nước gừng, tối dùng với nước muối.
Dược liệu quý mà bà nhắc đến ở đây chính là sử dụng cây, hạt Hà thủ ô để đun nước uống thường xuyên. Hà thủ ô là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm.
Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Bộ phận dùng của hà thủ ô đỏ là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củ khoai lang), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.
Tây y cũng đã có nghiên cứu khoa học thừa nhận công dụng của Hà thủ ô có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ.
Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc Hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn Hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Bà Liên nói, nếu là Hà thủ ô đã qua sơ chế, mua ở hiệu thuốc đông y về thì chỉ việc rửa sạch, đun uống thay nước hàng ngày. Hơn nữa, cây Hà thủ ô rất dễ kiếm tìm. Người Mường vùng núi thường vào rừng  đào cây Hà thủ ô vào mùa thu hoặc mùa xuân, lấy cả rễ, thân và lá, không bỏ một phần nào.
Gặp cây có hạt thì quý nhất. Phần rễ và thân được thái nhỏ, phơi khô (hoặc sao vàng, hạ thổ) rồi sau đó rửa sạch, đun nước uống thường xuyên (chỉ trừ với người bị bệnh đi ngoài).
Bà Liên quả quyết, nhờ uống nước Hà thủ ô thường xuyên mà dù đã gần 90 tuổi, da dẻ bà vẫn hồng hào, sức khỏe dẻo dai và tinh thần minh mẫn. Đó là thứ lộc rừng đã mang lại sức khỏe để bà hưởng niềm hạnh phúc được vui sống cùng cháu con  như hiện tại.
Ngoài uống nước Hà thủ ô, bà Liên còn chia sẻ: ăn uống cũng phải hết sức giữ gìn, khoa học. Dù lúc khó khăn nhất hay lúc gia đình buôn bán khá giả, bà vẫn sống cuộc sống giản dị, ăn uống đầy đủ.
Trong bữa ăn thường ngày, bà không dùng nhiều thịt cá, thường sử dụng rau sắng (một loại rau rừng), uống nước hạt Hà thủ ô. Công dụng của Hà thủ ô cùng cách điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, hợp lí đã giúp bà qua 7 lần sinh nở vẫn đẹp và mạnh khỏe.
Tới thăm nhà bà tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, bạn hẳn không khỏi xuýt xoa trước hình ảnh một bà cụ gần 90 tuổi vẫn giữ được sức khỏe, đầu óc minh mẫn và tinh thần luôn vui vẻ. Cây cỏ thiên nhiên khi biết sử dụng hợp lí thức sự đã làm nên những điều kì diệu.
·                                 Mai Lan



Tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô đỏ
Cây hà thủ ô.
Hà thủ ô là tên riêng của một người được lấy đặt cho vị thuốc. Tương truyền, ông nội và bố của ông Hà Thủ Ô nhờ uống thuốc này 8 g/ngày mà thọ đến 160 tuổi. Bản thân ông Hà Thủ Ô đến 130 tuổi râu tóc vẫn đen cũng là nhờ uống thuốc này hằng ngày.
Cùng tên hà thủ ô, ở Việt Nam có 2 loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Loại hay được dùng làm thuốc chính là hà thủ ô đỏ. Đó là một loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loài cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét.
Theo Tây y, hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng, có tác dụng kiểu oestrogen và progesteron nhẹ. Nó cũng giúp tăng tiết sữa, chống co thắt phế quản, chống viêm. Nước sắc hà thủ ô đỏ 1/100 có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Còn cồn hà thủ ô đỏ có thể phòng xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế tăng lipid máu.
Bộ phận dùng của hà thủ ô đỏ là phần rễ phình lên thành củ (trông giống củ khoai lang), thịt màu nâu đỏ, nhiều xơ.
Cách chế hà thủ ô đỏ:
- Hà thủ ô đỏ khô rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước rồi ủ cho mềm, thái lát.
- Đậu đen rửa sạch, đãi bỏ hạt lép, hạt sâu, ngâm nước 30 phút. (Hà thủ ô đỏ và đậu đen lượng bằng nhau).
- Rửa sạch chõ, xếp một phiến hà thủ ô đỏ, rắc một lớp hạt đậu đen, đồ cho đến khi hạt đậu đen chín nhừ, chọn lấy phiến hà thủ ô phơi khô, nếu làm được như vậy 9 lần (gọi là cửu chung cửu sái) là tốt nhất.
Sau đó, dùng hà thủ ô đã chế biến để sắc thuốc uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
DS Trần Xuân Thuyết, T&SK