Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

ÔN TẬP CUỐI NĂM LS & ĐL 5


§Ò C¦¥NG ¤N TËP LÞCH Sö vµ ®Þa lÝ LíP 5
C©u 1: N¨m 1959, Trung ­¬ng §¶ng më ®­êng Tr­êng S¬n nh»m:
A. Phôc vô sù nghiÖp c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa ®Êt n­íc.
B. Më mang giao th«ng miÒn nói.
C. T¹o ®iÒu kiÖn cho miÒn B¾c chi viÖn cho chiÕn tr­îng miÒn Nam.
D. Nèi liÒn hai miÒn Nam – B¾c
C©u 2:  §Õ quèc MÜ ph¶i kÝ HiÖp ®Þnh Pa-ri chÊm døt chiÕn tranh, lËp l¹i hßa b×nh ë ViÖt Nam lµ v×:
A. MÜ kh«ng muèn kÐo dµi chiÕn tranh ë ViÖt Nam.
B. MÜ muèn thÓ hiÖ thiÖn chÝ víi nh©n d©n ViÖt Nam.
C. MÜ thÊt b¹i nÆng nÒ vÒ qu©n sù ë c¶ hai miÒn Nam, B¾c.
D. MÜ muèn rót qu©n vÒ n­íc.
C©u 3:  Tr×nh bµy tãm t¾t cuéc tÊn c«ng vµo sø qu¸n MÜ cña qu©n gi¶i phãng miÒn Nam trong dÞp tÕt MËu Th©n 1968 b»ng c¸ch s¾p xÕp l¹i c¸c ý sau:
a) §óng giao thõa qu©n ta lao vµo chiÕm gi÷ tÇng d­íi Sø qu¸n MÜ. LÝnh MÜ chèng tr¶ quyÕt liÖt nh­ng kh«ng ®Èy lïi ®­îc cuéc tÊn c«ng cña qu©n ta.
b) Cuéc chiÕn ®Êu diÔn ra trong 6 giê ®ång hå khiÕn Sø qu¸n MÜ bÞ tª liÖt
c) DÞch dïng m¸y bay lªn th¼ng chë thªm qu©n MÜ ®æ xuèng nãc Sø qu¸n ®Ó ph¶n kÝch. Bän ®Þch bÝ mËt ®­a §¹i sø MÜ ch¹y khái Sø qu¸n b»ng xe bäc thÐp
          Thø tù lÇn l­ît c¸c ý lµ:………………………………………………………………
C©u 4 §iÒn vµo «          ch÷ § tr­íc ý ®óng, ch÷ S tr­íc ý sai:
a. Ngµy 27 – 1- 1973, t¹i Pa-ri ®· diÔn ra lÔ kÝ HiÖp ®Þnh vÒ chÊm døt chiÕn tranh, lËp l¹i hßa b×nh ë ViÖt Nam.
b. Sau kÝ HiÖp ®Þnh Gi¬-ne-v¬, dÕ quèc MÜ vµ bÌ lò tay sai ®· khñng bè, tµn s¸t ®ång bµo miÒn Nam, ©m m­u chia c¾t l©u dµi ®Êt n­íc ta.
c. Ngµy 30 – 4 – 1975, qu©n ta gi¶i phãng Sµi gßn, kÕt thóc th¾ng lîi cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p vµ bÌ lò tay sai .
d. Ngµy 19 – 5 – 1959, Trung ­¬ng §¶ng quyÕt ®Þnh më ®­êng Tr­êng S¬n nh»m gãp phÇn më réng giao th«ng ®Ó ph¸t triÓn kinh tÕ miÒn nói.
e. 17 giê 30 phót ngµy 7 – 5 – 1954, T­íng §ê Ca-xt¬-ri vµ Bé chØ huy tËp ®oµn cø ®iÓm §iÖn Biªn Phñ bÞ b¾t sèng.
g. Cuèi n¨m 1959 ®Çu n¨m 1960, kh¾p miÒn Nam bïng lªn phong trµo “ §ång khëi”, HuÕ lµ n¬i tiªu biÓu cña phong trµo “ §ång khëi”
C©u 5 Chän vµ ®iÒn tõ ng÷ cho tr­íc sau ®©y vµo chç (…) cña ®o¹n v¨n cho thÝch hîp:
 ( ngõng nÐm bom miÒn B¾c ; Hµ Néi vµ c¸c thµnh phè lín ; m¸y bay B52 ; “§iÖn Biªn Phñ trªn kh«ng” )
Trong 12 ngµy ®ªm cuèi n¨m 1972, ®Õ quèc MÜ dïng ……………………………….nÐm bom hßng hñy diÖt …………………………………………………………………….ë miÒn B¾c, ©m m­u khuÊt phôc nh©n d©n ta. Song qu©n vµ d©n ta ®· lËp nªn chiÕn th¾ng oanh liÖt……………………
…………………………………………Ngµy 30 – 4 – 1972, Tæng thèng MÜ buéc ph¶i truyªn bè
…………………………………………………………………………..

 
C©u 6: H·y s¾p xÕp c¸c sù kiÖn lÞch sö d­íi ®©y theo tr×nh tù thêi gian, b»ng c¸ch ®¸nh sè 1, 2, 3, 4, 5 vµo «       tr­íc mçi sù kiÖn lÞch sö ®ã.
a. ChiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ trªn kh«ng.

 

 
b. ChiÕn dÞch §iÖn Biªn Phñ

 
c. LÔ kÝ HiÖp ®Þnh Pa-ri .
d Tæng tiÕn c«ng vµ næi dËy TÕt MËu Th©n 1968.

 
e. X©y dùng Nhµ m¸y C¬ khÝ Hµ Néi
C©u 7 §iÒn tõ ng÷ thÝch hîp vµo chç (…) cña ®o¹n v¨n cho thÝch hîp:
Cuèi n¨m 1959 - ®Çu n¨m …………………phong trµo “ §ång khëi” næ ra vµ…………………. ……………………………ë nhiÒu vïng………………………………….miÒn Nam. BÕn Tre lµ n¬i………
…………………………………………cña phong trµo “ §ång khëi”
C©u 8: Khoanh vµo tr­íc c¸c c©u tr¶ lêi ®óng    
a) §­êng Tr­êng S¬n cßn cã tªn gäi lµ:
          A. §­êng Hå ChÝ Minh
          B. §­êng Hå ChÝ Minh trªn biÓn.
          C. §­êng quèc lé sè 1
b) Môc ®Ých cña viÖc më ®­êng Tr­êng S¬n lµ;
          A. §Ó më ®­êng th«ng th­¬ng sang Lµo vµ C¨m-pu-chia
          B. §Ó miÒn B¾c chi viÖn cho miÒn Nam, thùc hiÖn nhiÖm vô thèng nhÊt ®Êt n­íc.
          C. C¶ 2 ý trªn
C©u 9:  Em h·y nªu c¸c ®iÓm c¬ b¶n cña HiÖp ®Þnh Pa-ri vÒ ViÖt Nam
II. PHẦN ĐỊA LÝ (5Đ)

Câu 1:  Khoanh vào chữ cái đặt tr­ước câu trả lời đúng  (1điểm)
a. Châu  Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì:
   A. Châu  Á nằm ở bán cầu Bắc.   B. Châu  Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.
   C. Châu Á trải từ tây sang đông.  D.Châu Á trải dài từ gần cực Bắc đến quá xích đạo.
b. Châu lục nào trên thế giới có diện tích lớn nhất?
          A. Châu Á                               B. Châu Âu                              C. Châu Mĩ

Câu 2:  Nối thông tin ở 2 cột cho phù hợp: (2điểm)
Châu Phi

Là châu lục lạnh nhất thế giới và không có người ở.
Châu
Nam Cực

Có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Khí hậu nóng và khô. Dân cư chủ yếu là người  da đen.
Châu Mĩ

Có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van, động vật có nhiều loài có túi.
Châu
Đại Dương
Thuộc Tây bán cầu, thiên nhiên đa dạng,phong phú. Có rừng rậm A-ma-zon nổi tiếng thế giới.
Câu 3: Hãy điền vào ô           chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
c a) Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích châu Á
c b) Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới.
c c) Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu Á.
c d) Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nỏi tiếng thế giời là máy bay, ô tô, hàng điện tử,.....
Câu 4: Điền từ, ngữ vào chỗ chấm (...) sao cho đúng.
          Châu Á có số dân ........ thế giới. Người dân sống tạp trung đông đúc tại các ........... châu thổ và sản xuất ................. là chính. Môt số nước phát triển công nghiệp khai thác........... như Trung Quốc, Ấn Độ.
Câu 5: Nêu sự khác nhau về địa hình của hai nước Lào và Cam -pu - chia.
Trả lời: - Địa hình của Lào phần lớn là núi và cao nguyên.
- Địa hình của Cam - pu - chia chủ yếu là đồng bằng.
Câu 6: Ghi chữ L vào những ô c trước ý chỉ đặc điểm  tự nhiên của Lào và chữ C vào những ô c trước ý chỉ đặc điểm tự nhiên của Cam- pu - chia.
c a) Lãnh thổ không giáp biển.
c b) Địa hình chủ yếu là đồng bằng.
c c) Địa hình phần lớn là núi và cao nguyên
c d) Lãnh thổ có dạng lòng chảo, nơi thấp nhất là biển Hồ.
Câu 7: Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Trả lời: - Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Có khí hậu gió mùa nóng ẩm.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

BÀI THƠ VỀ ĐÔI DÉP


Bài thơ đầu anh viết tặng em 
Là bài thơ anh kể về đôi dép 
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết 
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ 

Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ 
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước 
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược 
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau 
Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao 
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp 
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác 
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia 
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi 
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng 
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết 
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu 

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau 
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía 
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế 
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh 

Đôi dép vô tri khắng khít song hành 
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối 
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội 
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi 

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời 
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái 
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại 
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung 

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song 
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc 
Chỉ còn một là không còn gì hết 
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia./.

NGÀY 8/3/2013


Lịch sử ngày 8/3

Ngày 8/3 là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho người nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người đã khai sinh nên ngày 8/3 lịch sử. Một thế kỷ trôi qua, để mỗi năm có một ngày ưu ái dành cho người nữ, thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ.

• Ngày 08-03-1857, tại Thành phố New York, công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ: 12 giờ làm việc mỗi ngày. Hai năm sau, năm 1859, cũng vào tháng 3, công đoàn đầu tiên do các nữ công nhân người Mỹ trong hãng dệt thành lập đã giành được một số quyền lợi trong việc cải thiện đời sống cho công nhân

• 51 năm sau, ngày 08-03-1908, 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, tăng lương và hủy bỏ tình trạng lao động trẻ em, với khẩu hiệu "Bánh mì và Hoa hồng" (Bread and Roses). Bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn. Một năm sau đó, ngày 28 tháng 2 năm 1909, Đảng Xã hội Mỹ công nhận và tuyên bố là Ngày Quốc tế Phụ nữ.

• Trong Hội nghị phụ nữ Quốc tế lần thứ II (khối Xã hội chủ nghĩa) được tổ chức ngày 08-03-1910, 100 nữ đại biểu thuộc 17 nước đã lên tiếng đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, một phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày để toàn thế giới tri ân những người nữ đã đấu tranh cho nhân quyền và nhân phẩm của nữ giới trên toàn cầu. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ.

• Ngày 25-03-1911, 145 nữ công nhân của hãng Triangle Shirtwaist Company tại Thành phố New York, phần lớn là người di dân Ái Nhĩ Lan và người Do Thái đã chết thảm trong một vụ cháy xưởng dệt. Họ không thể thoát thân được vì cửa xưởng đã bị khóa chặt, để công nhân không được ra ngoài trước khi hết giờ làm việc. Có khoảng 80.000 người diễn hành trên các đường phố đễ đưa tang 145 nạn nhân chết cháy. Sự kiện đau lòng này đã thúc đẩy cho việc sửa đổi luật lệ lao động thời bấy giờ.

• Năm 1912, 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn "Better to starve fighting than starve working" (Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc). Các nữ công nhân đã đồng lòng đình công 3 tháng.

• Năm 1912, sự can đảm đình công để đòi tôn trọng nhân phẩm và quyền sống tốt hơn của 14.000 nữ công nhân tại Lawrence, Massachusetts đã gây cảm hứng cho bài thơ Bread and Roses của nhà thơ người Mỹ, James Oppenheim (1882-1932). Bài hát này thường được cất lên trong ngày Quốc tế Phụ nữ cùng với bài Happy Women’ Day

• Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử, nhưng cuộc đấu tranh của họ phải kéo dài hơn 4 năm. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1918, quyền lợi công dân chính đáng và bình đẳng của họ mới được chính phủ chấp thuận..

• Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, các nữ công nhân người Nga đã xuống đường biểu tình, đình công đòi bánh mì và đòi phóng thích chồng con của họ - những người trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến Sa hoàng Nicolas II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.

• Ngày 21 tháng 4 năm 1944, Quốc hội Pháp chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ. Lần đầu tiên trong lịch sử, ngày 20 tháng 4 năm 1945, cách một thế kỷ so với thời điểm nam giới được quyền bầu cử (08-03-1848), phụ nữ Pháp được thực hiện quyền công dân, bỏ phiếu bầu hội đồng thành phố.

• Từ năm 1950 tại Việt Nam, mỗi năm vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng tại Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Hàng năm, một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long được chọn để đóng vai Hai Bà Trưng ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ.

• Năm 1971, Thụy Sĩ chấp nhận quyền bầu cử cho phụ nữ.

• Ngày 8 tháng 3 năm 1975, Liên Hiệp Quốc bắt đầu chú ý và tổ chức ngày Quốc tế Phụ nữ.

• Năm 1977, nghĩa là hai năm sau, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho người nữ ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Trong bài “Vai trò và sứ mệnh của phụ nữ trong xã hội và giáo hội” hôm nay, tôi xin chia sẻ và trích dẫn nhiều từ kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Người phụ nữ VN đã đi vào huyền thoại và trở thành bất hủ trong văn học. Ca dao với muôn màu muôn sắc đã vẽ lên bức tranh trung thực, phản ánh đúng bản chất của xã hội, ghi nhận những tâm tư tình cảm trong sáng, giản dị, phản chiếu gương hy sinh, sự cần lao, ý chí đấu tranh quyết liệt của dân tộc và những khổ đau của thân phận người phụ nữ trong nhiều thời đại …..

Nhiều người, nhất là giới phụ nữ trí thức, khi nhắc đến ngày 8/3 liền gợi lên trong tâm trí họ những bất công, bất bình đẳng về mặt thể chất tinh thần và tình cảm, mà PN đã và đang phải gánh chịu từ trong gia đình đến ngoài xã hội và cả trong giáo hội. Còn tôi, tôi chỉ muốn gợi lên những nét đẹp, gia tăng những tích cực trong cuộc đời, hy vọng sẽ giảm được tiêu cực và hết lòng mong mỏi cuộc sống của chị em phụ nữ mỗi ngày luôn được yêu thương, trân trọng và hạnh phúc hơn.

Đã từ lâu, người phụ nữ trở thành nguồn cảm hứng phong phú, bất tận cho văn học và nghệ thuật. Người phụ nữ không chỉ đại diện cho cái đẹp, không chỉ là nhân tố cho hạnh phúc của trái tim, của bếp lửa gia đình, của những tình cảm tô đậm cho cuộc đời thêm ý nghĩa mà còn là đối tượng tập trung nhiều vấn đề trong nhiều thời đại xã hội khác nhau. Có người cho rắng: “Không có người phụ nữ thì không có văn học và nghệ thuật, và nếu không có bóng dáng người phụ nữ trong tác phẩm, thì tác phẩm ấy vô cùng buồn tẻ và đơn điệu”

I. VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH CỦA PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH

1. Tấm lòng hiếu thảo của người phụ nữ

Từ ngàn xưa, thảo kính cha mẹ luôn được xem là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, là một yếu tố phải tuân giữ trong đạo làm người. Người Việt nam chúng ta có nhiều nghi lễ để bày tỏ lòng biết ơn thảo kính đối với Cha mẹ, kính nhớ cội nguồn tổ tiên. Đặc biệt người phụ nữ VN luôn chịu thương, chịu khó, mang nặng tình cảm, gắn bó với gia đình thể hiện qua tâm tư và những hành động cụ thể:

a. Biết rõ công ơn của cha mẹ

Người phụ nữ mang trong lòng một trái tim rất nhạy cảm, nên họ thường ý thức rõ công ơn sinh thành của mẹ cha.

“Nuôi con mới biết sự tình, cảm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa”. Từ khi đứa con thụ thai trong lòng cho tới khi sinh con, người mẹ đã trải qua biết bao cực nhọc, lo âu cho từng miếng ăn giấc ngủ của đứa con. Con gái thường gần gũi với mẹ nên hiểu rõ và khắc ghi trong tâm những nỗi khổ cực ấy:

“Cha mẹ trọng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn”
“Bao giờ cá chép hóa rồng
Đền ơn Cha mẹ ẵm bồng khi xưa”


Hay:

Ơn Cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang


Với ý thức nhớ ơn sinh thành và dưỡng dục của Cha mẹ, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh, gánh vác công việc để phụng dưỡng, báo hiếu song thân.

b. Làm lụng tảo tần để nuôi cha mẹ

Con người cần lao động để tồn tại và tiến hoá. Đối với người phụ nữ, sự gánh vác tảo tần, lo toan chén cơm manh áo không chỉ có giá trị về lao động mà còn mang một ý nghĩa cao đẹp về tấm lòng thảo hiếu đối với mẹ cha:

“Khó nghèo đòn gánh liền vai
Bán buôn nuôi mẹ, giàu ai mặc giàu”
“Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa”


c. Hy sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu

Bất kỳ người phụ nữ nào dù đẹp hay xấu, Tạo Hóa cũng đặt để trong lòng họ niềm khát khao về một mái ấm gia đình cho riêng mình và lòng khao khát yêu và được yêu. Thế nhưng, người con gái giàu lòng thảo hiếu lại sẵn sàng kềm chế hay từ bỏ những khát vọng chính đáng ấy, để báo ơn Cha mẹ bằng những hành động rất cụ thể đời thường:

“Mâm cơm em dọn, bát đầy em bưng”
“Em nguyện ở vậy không chồng
Lo nuôi cha mẹ hết lòng đạo con”


Họ nghĩ đến báo hiếu Đấng Sinh Thành trước khi nghĩ đến tình cảm và hạnh phúc riêng tư, vì thế người con gái đã nhắn nhủ với người yêu:

“Khoan khoan đợi với em cùng
Công ơn phụ mẫu em chưa có đến”


Cũng chính vì thế mà nhạc sĩ Trần Tiến đã sáng tác bài hát rất cảm động mang tên “Chị Tôi”. Xin mời mọi người cùng thưởng thức qua giọng hát của Ca sĩ Thanh Sử.

Trần Thu Hà – Chị Tôi 2 (http://www.youtube.com/watch?v=mJAiLj6AJ5w)

Và khi đã lấy chồng, lòng người phụ nữ luôn đau đáu nhớ về cha mẹ, lo lắng không biết “gối loan ai đỡ, kỷ trà ai dâng”. Họ xót xa vì không được gần kề, chăm sóc cho cha già mẹ yếu để rồi “trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Khi có ai về quê nhà, họ vội gởi vài quả chuối, buồng cau gối ghém ân tình và lòng nhớ thương trong đó:

“Ai về tôi gởi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy”
“Ai về tôi gởi đôi giày
Phòng khi mưa nắng cho thầy mẹ đi”


Là người con trong gia đình, người phụ nữ cầu mong cho cha mẹ sống đời với mình để khuyên răn dạy dỗ, để làm chỗ dựa tinh thần và để mình có cơ hội phụng dưỡng mẹ cha:

“Mỗi đêm thắp một nén hương
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Người còn thì của cũng còn
Để người ban bảo vuông tròn nhân duyên”


2. Tấm lòng của người phụ nữ đối với chồng con

Người phụ nữ VN vốn được xem là người thủy chung son sắt, hết lòng vì chồng vì con và lấy hạnh phúc của gia đình làm hạnh phúc của riêng mình. Ca dao dân ca đã ghi lại những hình ảnh của ngưới phụ nữ đầy yêu thương đối với chồng, đầy tình mẫu tử đối với con cái. Tất cả được thể hiện qua:

a. Tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ

Một trong những phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ VN là một lòng thủy chung, gắn bó và yêu thương chồng:

“Yêu anh cốt rũ xương mòn,
Yêu Anh đến thác vẫn còn yêu anh”


Keo sơn khắng khit trong tình nghĩa vợ chồng, nên người phụ nữ không dễ thay lòng đổi dạ:“dù cho nghiêng núi cạn sông chẳng rời” và “sang không phụ nghĩa, nghèo không phụ tình”. Họ đặt tất cả tâm tư nguyện vọng, tình thương và chính mạng sống mình cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình, chỉ biết có chồng con:

“Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm, xông hương mặc người”
“Chồng người võng ngựa người yêu
Chồng em khố bện, em chiều em thương”


b. Tảo tần hy sinh chấp nhận mọi gian khổ vì yêu thương chồng

“Qua đồng ghé nón thăm đồng
Đồng bao nhiêu lúa thương chồng bấy nhiêu”

Bởi vì:

“Lòng em một mực thương chàng
Dù đá có nát dù vàng có phai”
“Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông lý, nấu chè hạt sen


Chỉ có tấm lòng yêu thương chân thực vô bờ bến, tấm lòng quảng đại vị tha mới khiến cho người phụ nữ vượt qua mọi gian khổ, chia sẻ gánh nặng với chồng:

“Đói no em chịu với chàng
Xuống sông, ra biển, lên ngàn cũng theo”


Với những chăm sóc rất tinh tế và kín đáo, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh miễn sao chồng được hạnh phúc và khỏe mạnh:

“Miếng nạc thời để phần chồng
Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn”


c. Người phụ nữ đóng góp cho sự thành đạt của chồng

Lịch sử cho thấy người PN VN không chỉ gánh vác núi công việc không tên trong gia đình, mà còn chăm lo công việc đồng áng, làng xã… mong sao cho chồng được thành đạt:

“Theo chàng em quyết từ đây
Nâng khăn sửa túi, ra tay giúp mình
Sớm hôm trong chốn gia đình
Tề gia nội trợ xin mình mặc em
Việc ngoài chàng gắng cho nên
Học hành đèn sách đua chen với đời
Vụng hèn phận thiếp cũng thời thơm lây”


Người chồng thành đạt, trở về về vinh quy bái tổ, một bước hai bước lên kiệu, thăng quan tiến chức, hữu dụng cho đời…Tất cả đều nhờ một phần đóng góp to lớn của người phụ nữ đứng phía sau họ. Hay nói cách khác, không có phụ nữ, thì người đàn ông khó có thể thành đạt một cách mỹ mãn trên đường đời.

Đối với người xa xứ, hình ảnh người mẹ, người vợ gắn liền với hình ảnh của quê hương đất nước. Sự gắn kết đó cũng tạo nơi tâm trí họ tình cảm dân tộc và những hình ảnh tích cực về một nơi chốn không thể phôi pha:

-“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ tát nước bên đường hôm nao”


d. Giáo dục con cái

Trách nhiệm thiêng liêng của các bà mẹ Việt Nam nuôi dạy con cái từ tuổi bé thơ đến lúc trưởng thành, đã được xã hội ta đánh giá cao từ ngàn xưa đến nay: “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Mẹ mang con trong dạ 9 tháng 10 ngày, nuôi con bằng dòng sữa yêu thương, ru con ngủ bằng những điệu hát ầu ơ,….Tiếng ru của mẹ đi vào giấc ngủ, động lại sâu lắng trong tiềm thức của con. Mẹ cho con những bài học đầu đời và thứ tình mẫu tử thiêng liêng để con biết kính trọng ông bà tổ tiên; để con biết yêu đất nước quê hương, thương anh em đồng loại; để mai đây khôn lớn và bay xa, con vẫn nhớ mãi một nơi chốn để quay về.

Uống nước phải nhớ đến nhớ đến nguồn
Được ăn quả chín nhớ ơn người trồng


Mẹ dạy con phải yêu thương đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau


Mẹ dạy con nhân hòa với mọi người. Đó là cái gốc của đạo lý làm người, mà người mẹ mong muốn con phải sống trong suốt cuộc đời:

“Ra đi mẹ có dặn rằng
Ai hơn ta nhịn, ai bằng ta kiêng
Nhơn hòa ta để đầu tiên
Thì ta mới khỏi lụy phiền về sau”


Mẹ dạy con phong cách sống của người Việt Nam:

“Thà chết trong còn hơn sống đục”

Mẹ dạy con phải yêu quý lao động như lẽ sống ở đời:

“Tay làm, hàm nhai, tay quai miệng trễ”

Lướt qua một vài chấm phá trên, cho thấy trách nhiệm của các bà mẹ VN trong việc nuôi dạy con cái, được xã hội nhìn nhận và đánh giá rất cao. Câu “con dại cái mang” hay “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” cũng một phần nói lên con cái nên người hay không là lệ thuộc nhiều vào sự giáo dục của phụ nữ. Với trách nhiệm giáo dục cao cả ấy, người phụ nữ đã góp phần đào luyện những con người Việt Nam với những bản sắc văn hóa qua các thế hệ.

Gia đình là cái nôi của giáo dục, là nơi đầu tiên hình thành nhân cách của thế hệ tương lai. Một bà mẹ tốt là mối lợi cho gia đình và xã hội. Chính vì thế, người ta thường quan tâm đến sự thăng tiến của nữ giới trong các dự án giúp các nước chậm phát triển thoát khỏi đói nghèo. Đây là một sự đầu từ mang tính chất dài hạn cho sự phát triển của đất nước và nhân loại

II. VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI

Từ khi Vua Hùng dựng nước và giữ nước, qua nhiều quốc biến, lịch sử hãy còn ghi dấu về nhân tính người phụ nữ VN thông minh, sáng tạo, cần cù lao động, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm……. Qua chặng đường bốn ngàn năm hào hùng dân tộc, hình ảnh người phụ nữ VN đã có một chỗ đứng cao trọng trong nền văn học dân gian và được lưu truyền mãi cho thế hệ mai sau: Mẹ Âu Cơ đưa các con đi mở nước, dạy dân dựng làng; bà mẹ quê mùa kiên trì nuôi cậu bé Gióng “chậm lớn, chậm đi” và giúp con vững vàng trên lưng ngựa sắt đánh đuổi bạo thù; Nàng Quế Hoa, dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân...

Nguồn tư liệu khảo cổ học cũng bảo tồn những hình tượng thật về người phụ nữ “uy nghi chống nạnh trên chuôi kiếm” hoặc “nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”. Hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam cổ truyền là người nữ sĩ đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sử thi phản ánh không khí anh hùng ca về những người phụ nữ can trường trong các cuộc đấu tranh, khởi nghĩa vũ trang chống xâm lược thời kỳ Bắc Thuộc và các thời kỳ khác: Hai Bà Trưng- dũng mãnh, hiên ngang trên bành voi; Bà Triệu -đánh đuổi quân Ngô; Thái hậu Dương Vân Nga – người anh thư đã tự tay tháo long bào, hy sinh danh tiếng và quyền lợi riêng tư cho sự tồn vong của đất nước; Ỷ Lan nguyên phi- đảm đang, chăm lo quốc sự, làm an lòng Vua Lý Thánh Tông đang thân chinh đánh giặc; đô đốc Bùi Thị Xuân – người nữ Bình Định kiên cường trong cuộc chiến chống quân Nguyễn...

Lịch sử dân tộc đã phải dành đến một phần ba thời gian cho 24 cuộc chiến tranh giữ nước vi quy mô cả nước và hàng trăm cuộc khởi nghĩa để giành độc lập, sử sách đã tốn nhiều giấy mực để khắc nét về người nữ VN hào hùng trên chiến tuyến:

Trên đất nước nghìn năm chảy máu,
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm


Trong thời đại phong kiến, chế độ đa thê đã tước đoạt của người phụ nữ niềm hạnh phúc chính đáng về một gia đình trọn vẹn, đồng thời hạ thấp nhân phẩm của họ trong gia đình và xã hội. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến bất công, bằng thái độ rõ ràng, dứt khoát trong lời thơ sau:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung,
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công


                                                                                                    Đình Huy TH Trần Phú st

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

PP BÀN TAY NẶN BỘT


Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp: "La main à la pâte" ; tiếng Anh: Hands on) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Bàn tay nặn bột là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa học chuyên sâu tại trường học ở Pháp.
 Được thành lập năm 1996 bởi  giáo sư Georges Charpak, đạt giải Nobel vật lí năm 1992, Lena - nhà thiên văn học và Pierre Yves Quéré – nhà vật lí với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học, bàn tay nặn bột dựa trên một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học trong giảng dạy ở trường tiểu học và mẫu giáo.
 "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…
 Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
 Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
 Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
 Đã có một trang web về Bàn tay nặn bột cho phép sự tham gia của giáo viên để chia sẻ ý tưởng của mình về những hoạt động của lớp học, tùy theo các lĩnh vực khoa học và độ tuổi của học sinh. Giáo viên cùng học sinh khám phá những thực nghiệm khoa học thông qua những kinh nghiệm về các chủ đề cụ thể: năng lượng, nước, thời gian, chất thải, điện,…
 Bàn tay nặn bột đã được triển khai rộng rãi: trang web “mirrors” đã được lập ra ở Đức và Trung Quốc, nơi mà phương pháp này gặt hái được nhiều thành công ở các trường Tiểu học.












Lịch Sử Bàn Tay Nặn Bột
1. Sự ra đời và phát triển của phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) ở Pháp:
Năm 1995, giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các nhà khoa học và các đại diện của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đến một khu phố nghèo ở Chicago, Mỹ nơi có một phương pháp dạy học khoa học dựa trên việc thực hành, thí nghiệm đang được thử nghiệm.
Sau đó một nhóm nghiên cứu thuộc Ban trường học-Bộ Giáo dục quốc gia Pháp được thành lập. Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được đề nghị làm báo cáo về các hoạt động khoa học vùng Bắc Mỹ và sự tương thích của các hoạt động này với điều kiện ở Pháp (Báo cáo thực hiện vào tháng 12 năm 1995). 
Trong năm học 1995-1996, Ban Trường học đã vận động khoảng 30 trường thuộc 3 tỉnh tình nguyện thực hiện.
Tháng 4/1996: Một hội thảo nghiên cứu được tổ chức tại Poitiers (miền Trung nước Pháp), tại đây kế hoạch hành động đã được giới thiệu và triển khai.
Ngày 09/7/1996: Viện Hàn lâm khoa học đã thông qua quyết định thực hiện chương trình.
Tháng 9/1996: Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi Bộ Giáo dục quốc gia Pháp với cuộc thi giữa 5 tỉnh. Cuộc thi này thu hút 350 lớp. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu tham gia giúp đỡ các giáo viên thực hiện các tiết dạy.
Tính từ đây, phương pháp BTNB được ra đời nhưng đó là một sự kế thừa của các thử nghiệm trước đó. Lịch sử ra đời của nó là cả một quá trình lâu dài.
Năm 1997, một nhóm chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học và Viện Nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được thành lập để thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong trường học. Dưới sự tài trợ của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp, trang web http://www.inrp.fr/lamap ra đời vào tháng 5/1998 nhằm cung cấp thông tin, tài liệu để giúp đỡ giáo viên trong các hoạt động dạy học khoa học trong nhà trường. Trang web cũng tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các giáo viên và trao đổi giữa các nhà khoa học với các giáo viên xung quanh hoạt động dạy học khoa học.
Trang chủ trang web BTNB của Pháp
 Tháng 9/1998, Viện Hàn lâm khoa học Pháp soạn thảo 10 nguyên tắc cơ bản của BTNB. Sáu nguyên tắc đầu tiên liên quan đến tiến trình phương pháp và bốn nguyên tắc còn lại nêu rõ những bên liên quan tới cộng đồng khoa học giúp đỡ cho BTNB.
Tháng 5/2004 tại Paris, hội thảo quốc gia về hỗ trợ khoa học, công nghệ trong các trường Tiểu học được tổ chức. Trong khuôn khổ hội thảo này, Hội đồng quốc gia về hỗ trợ khoa học, công nghệ trong trường Tiểu học được thành lập. Hiến chương về hỗ trợ khoa học, công nghệ trong trường Tiểu học được soạn thảo để phục vụ hướng dẫn cho các đơn vị liên quan.
Hoạt động triển khai phương pháp BTNB được diễn ra mạnh mẽ ngay từ những ngày đầu:
Tháng 01/1999, một hội thảo quốc gia được tổ chức ở Thư viện quốc gia Pháp tập hợp 400 giáo viên, chuyên gia để chia sẽ, trao đổi những thí nghiệm ban đầu của mình về BTNB.
Năm 1998, Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp (INRP) đã kêu gọi 21 Viện đào tạo giáo viên (IUFM) phối kết hợp nghiên cứu trong 3 năm về vở thí nghiệm, các trung tâm tư liệu, về sử dụng trang web BTNB và biên soạn tư liệu phục vụ cho giảng dạy theo BTNB.
Mạng lưới BTNB được thành lập từ các trang web BTNB ở các tỉnh. Mạng lưới này hoạt động khá hiệu quả trong việc tương trợ nguồn tư liệu và thí nghiệm giữa các tỉnh với nhau. Tháng 12/2001, mạng lưới này đã được trao giải nhất về dạy học điện tử (e-training) phát động bởi European Schoolnet. 
Năm 2001, một mạng lưới các trung tâm vệ tinh (centre pilote) BTNB đã được thành lập theo sáng kiến của Viện Hàn lâm khoa học Pháp với mục đích trao đổi kinh nghiệm, thông tin với nhau.
Tháng 6/2000, một chương trình đổi mới dạy học khoa học và công nghệ trong nhà trường được Bộ Giáo dục quốc gia Pháp công bố. BTNB là phương pháp được khuyên dùng trong chương trình mới.
Năm 2001, nhóm chuyên gia nghiên cứu về BTNB của Viện Hàn lâm khoa học Pháp và Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia đã được mở rộng thêm với trường Đại học Sư phạmParis. 
Năm 2005, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Viện Hàn lâm khoa học Pháp và Bộ Giáo dục quốc gia Pháp nhằm tăng cường vai trò của hai cơ quan này đối với giáo dục khoa học và kỹ thuật. Một thỏa thuận mới được ký kết vào năm 2009 giữa Viện Hàn lâm khoa học, Bộ Giáo dục quốc gia và Bộ Giáo dục cấp cao và nghiên cứu.
Các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã có nhiều chương trình, phóng sự khoa học dành cho BTNB. Từ tháng 9/2002 đến tháng 8/2005, kênh France Info đã giới thiệu liên tục BTNB vào thứ 5 hàng tuần trên truyền hình. Trong các chương trình này, các giáo viên, các giảng viên và các nhà khoa học đã trình bày các hoạt động khoa học thực hiện được với trẻ em.
Không chỉ dừng lại ở việc triển khai phương pháp BTNB trong các trường Tiểu học, Tổ chức BTNB Pháp (LAMAP France) còn khuyến khích giáo viên ở các trường mẫu giáo áp dụng phương pháp BTNB trong các tiết dạy của mình về khoa học. BTNB còn được triển khai mạnh mẽ ở các trường trung học cơ sở trong các môn Vật lý, hóa học, sinh học. Việc phát triển và áp dụng phương pháp BTNB xuyên suốt qua các bậc học từ Mẫu giáo, Tiểu học đến Trung học cơ sở giúp học sinh quen với phương pháp học tập khoa học, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, mang lại một không khí mới cho việc giảng dạy và học tập khoa học tại các trường học ở Pháp.
Cùng với việc phát triển và truyền bá rộng rãi phương pháp này trong nước, Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các bộ liên quan và Viện nghiên cứu Sư phạm quốc tế tại Paris để tổ chức các hội thảo quốc tế về BTNB nhằm giúp các quốc gia quan tâm về nguồn tài liệu, cách làm và triển khai phương pháp này vào chương trình giáo dục của mỗi nước theo đặc thù về văn hóa cũng như chương trình giáo dục. Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Dạy học khoa học trong trường học đã được tổ chức vào tháng 5/2010. Hội thảo đã thu hút thành viên đại diện của 33 quốc gia tham dự. Tại Hội thảo này, Hội gặp gỡ Việt Nam cũng đã tài trợ cho bà Nguyễn Thị Thanh Hương - chuyên viên phụ trách Tiểu học Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tham dự. Sau thành công của Hội thảo này, hội thảo lần thứ hai được tổ chức từ 9-14/5/2011 tại Paris với gần 40 quốc gia ngoài khối công đồng chung châu Âu (EU) tham gia. Việt Nam có 2 đại diện tham dự đó là TS. Phạm Ngọc Định (Vụ Tiểu học-Bộ Giáo dục-Đào tạo) và NCS. Ths. Trần Thanh Sơn (Đại học Quảng Bình, cộng tác viên phụ trách chương trình BTNB của Hội Gặp gỡ Việt Nam).
2. Sơ lược tiểu sử của giáo sư G. Charpak-Người khai sinh phương pháp BTNB (theo wikimedia):
Georges Charpak (01/08/1924 – 29/09/2010là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đoạt giải Nobel về Vật lý năm 1992. Ông đã nghiên cứu chi tiết quá trình ion hóa trong chất khí và đã sáng tạo ra buồng dây, một đầu thu chứa khí trong đó các dây được bố trí dày đặc để thu các tín hiệu điện gần các điểm ion hóa, nhờ đó có thể quan sát được đường đi của hạt. Buồng dây và các biến thể của nó, buồng chiếu thời gian và một số tổ hợp tạo thành từ buồng dây phát xung ánh sáng Cherenkov tạo thành các hệ thống phức tạp cho phép tiến hành các nghiên cứu chọn lọc cho các hiện tượng cực hiếm (như việc hình thành các quark nặng), tín hiệu của các hiện tượng này thường bị lẫn trong các nền nhiễu mạnh của các tín hiệu khác. Dưới đây chúng tôi tóm tắt sơ lược Tiểu sử của giáo sư Georges Charpak-người khai sinh phương pháp BTNB (La main à la pâte) theo nguồn của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS và Wikipedia):
Georges Charpak sinh ngày 01/08/1924 tại Dabrovica, Phần Lan. Ông học kỹ sư ở trường Mỏ Paris (1948), đây là một trường danh tiếng và uy tín trong hệ thống trường lớn “Grandes écoles” của nước Pháp. G. Charpak bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 1955, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) tại phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân của Collègue de France (một trường danh tiếng và uy tín tại Paris). Năm 1959, ông là nghiên cứu viên chính của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), sau đó làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu từ 1963 đến 1989. Năm 1984, ông làm việc tại phòng thí nghiệm Chaire Joliot-Curie của Trường cấp cao Vật lý và Hóa học công nghiệp Paris (ESPCI)
 Từ năm 1941, G. Charpak tham gia quân đội. Năm 1943 ông bị bắt và giam tại nhà tù Centrale d’Eysses, sau đó chuyển đến tại trại giam tập trung Dachau.
Các công trình của Georges Charpak tập trung chủ yếu về Vật lý hạt nhân, Vật lý hạt năng lượng cao. 
Năm 1995, Georges Charpak kết hợp với Pierre Léna và Yves Quéré đưa ra chương trình BTNB nhằm đổi mới việc giảng dạy khoa học ở trường Tiểu học tại Pháp và các nước Châu Âu. Nhiều hợp tác quốc tế đã được ký kết nhằm mở rộng chương trình này ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Giáo sư Georges Charpak mất ngày 29/9/2010 tại nhà riêng ở Paris-Cộng hòa Pháp.

10 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÀN TAY NẶN BỘT
VỀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Học sinh quan sát một vật hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và tiến hành thực nghiệm về chúng.
2. Trong quá trình học tập, học sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất, xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không đủ.
3. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.
4. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.
5. Mỗi học sinh có một quyển vở thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.
6. Mục đích hàng đầu đó là giúp học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học, kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
7. Gia đình và khu phố ủng hộ các hoạt động này.
8. Các nhà khoa học (ở các trường Đại học, Viện nghiên cứu) tham gia các công việc ở lớp học theo khả năng của mình.
9. Viện Đào tạo giáo viên (IUFM) giúp các giáo viên về kinh nghiệm sư phạm và giáo dục.
10. Giáo viên có thể tìm thấy trên Internet những bài học về những đề tài, những gợi ý cho các hoạt động ở lớp, những câu trả lời cho các câu hỏi. Giáo viên cũng có thể tham gia thảo luận trao đổi với các đồng nghiệp, với các giảng viên và các nhà khoa học.


DUNG DỊCH
(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 37)
(Bài này áp dụng PP BTNB vào tất cả các hoạt động của bài)
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể tên một số dung dịch, nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Tiến trình dạy học đề xuất:
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
- GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch? (HS trả lời)
Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
- Cho đường vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho đường vào nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho cát vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho nước siro vào nước lọc có tạo thành dung dịch không? ..........
Bước 4:  Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 và ghi vào phiếu:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên thí nghiệm
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
Câu hỏi
Dự đoán
Kết luận
-Đường: chất rắn, vị ngọt...
-Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo dung dịch từ các chất đường và nước
-Nước đường
- Vị ngọt
Có phải dung dịch không?
Hòa tan
Là dung dịch
-Cát: chất rắn
-Nước: chất lỏng, không có vị.....
Tạo dung dịch từ cát và nước
................
.................
......
.......
...........
.........
..........
.........
........
........

Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết luận:
+Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
+Cách tạo ra dung dịch.
Liên hệ thực tế: Kể tên một số dung dịch mà em biết
Hoạt động 2: Thực hành tách các chất trong dung dịch
(GV có thể sử dụng PP BTNB cho hoạt động 2 theo các bước của PP)
BÀI : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
(KHOA HỌC LỚP 4 - BÀI 20)
(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong toàn bộ bài học)
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, học sinh:
- Nêu được 1 số tính chất của nước: Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi, thấm qua một số vật và hòa tan được 1 số chất.
- Quan sát và làm được 1 số thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được 1 số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống.
II. Hoạt động dạy học dự kiến của giáo viên:
Bước 1: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học: (2 phút)
- Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn phim
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về nước ?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về nước vào vở thí nghiệm (2 phút)
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi (3 phút)
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), dự kiến các câu hỏi có thể nhóm được như sau:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
Bước 4: Đề xuất  các phương án thí nghiệm nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận các tính chất của nước
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên chốt
      * Liên hệ thực tế:
- Người ta đã ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía để làm gì?
- Người ta đã ứng dụng tính chất nước không thấm qua một số vật để làm gì?











CÁC BÀI  TỰ NHIÊN XÃ HỘI - KHOA HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
STT
LỚP
BÀI
TÊN BÀI DẠY
1.      
1
22
Cây rau
2.      
1
23
Cây hoa
3.      
1
24
Cây gỗ
4.      
1
25
Con cá
5.      
1
26
Con gà
6.      
1
27
Con mèo
7.      
1
28
Con muỗi
8.      
1
31
Thực hành: quan sát bầu trời
9.      
1
32
Gió
10.  
2
1
Cơ quan vận động
11.  
2
2
Bộ xương
12.  
2
3
Hệ cơ
13.  
2
5
Cơ quan tiêu hoá
14.  
2
6
Tiêu hoá thức ăn
15.  
2
24
Cây sống ở đâu?
16.  
2
25
Một số loài cây sống trên cạn
17.  
2
26
Một số loài cây sống dưới nước
18.  
2
27
Loài vật sống ở đâu?
19.  
2
28
Một số loài vật sống trên cạn
20.  
2
29
Một số loài vật sống dưới nước
21.  
2
31
Mặt trời
22.  
2
32
Mặt trời và phương hướng
23.  
2
33
Mặt trăng và các vì sao
24.  
3
1
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
25.  
3
6
Máu và cơ quan tuần hoàn
26.  
3
7
Hoạt động tuần hoàn
27.  
3
10
Hoạt động bài tiết nước tiểu
28.  
3
12
Cơ quan thần kinh
29.  
3
13+14
Hoạt động thần kinh
30.  
3
40
Thực vật
31.  
3
41+42
Thân cây
32.  
3
43+44
Rễ cây
33.  
3
45
Lá cây
34.  
3
46
Khả năng kì diệu của lá cây
35.  
3
47
Hoa
36.  
3
48
Qủa
37.  
3
50
Côn trùng
38.  
3
51
Tôm, cua
39.  
3
52
40.  
3
53
Chim
41.  
3
58
Mặt trời
42.  
3
60
Sự chuyển động của trái đất
43.  
3
61
Trái đất là 1 hành tinh trong hệ mặt trời
44.  
3
62
Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất
45.  
3
63
Ngày và đêm trên trái đất
46.  
4
2+3
Trao đổi chất ở người
47.  
4
20
Nước có những tính chất gì?
48.  
4
21
Ba thể của nước
49.  
4
22
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
50.  
4
23
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
51.  
4
27
Một số cách làm sạch nước
52.  
4
30
Làm thế nào để biết có không khí?
53.  
4
31
Không khí có những tính chất gì?
54.  
4
32
Không khí gồm những thành phần nào?
55.  
4
35
Không khí cần cho sự cháy
56.  
4
36
Không khí cần cho sự sống
57.  
4
37
Tại sao có gió?
58.  
4
41
Âm thanh
59.  
4
42
Sự lan truyền âm thanh
60.  
4
45
Ánh sáng
61.  
4
46
Bóng tối
62.  
4
47
Ánh sáng cần cho sự sống
63.  
4
50+51
Nóng lạnh và nhiệt độ
64.  
4
52
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
65.  
4
55+56
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
66.  
4
57
Thực vật cần gì để sống?
67.  
4
60
Nhu cầu không khí của thực vật
68.  
4
61
Trao đổi chất ở thực vật
69.  
4
62
Động vật cần gì để sống
70.  
4
64
Trao đổi chất ở động vật
71.  
5
29
Thuỷ tinh
72.  
5
30
Cao su
73.  
5
31
Chất dẻo
74.  
5
35
Sự chuyển thể của chất
75.  
5
36
Hỗn hợp
76.  
5
37
Dung dịch
77.  
5
38+39
Sự biến đổi hoá học
78.  
5
46+47
Lắp mạch điện đơn giản
79.  
5
51
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
80.  
5
53
Cây con mọc lên từ hạt
81.  
5
54
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ


LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
(KHOA HỌC LỚP 4 – BÀI 30)
(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong hoạt động 1 và 2 của bài  học)
I. Mục đích yêu cầu:
HS biết:
- Làm thí nghiệm để phát hiện không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng có trong các vật.
- Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông, dây chun, kim khâu, chậu hoặc bình thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.
III. Hoạt động dạy học dự kiến:
1. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật
1.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
Không khí rất cần cho sự sống. Vậy không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí?
1.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không khí (2 phút)
1.3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học):
Câu hỏi: Trong bao ni lông căng phồng có gì?
1.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3.
1.5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên tổng kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều có không khí.
2. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong  những chỗ rỗng của mọi vật
2.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề cho toàn bài học:
Xung quanh mọi vật đều có không khí. Vậy quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) xem có gì?
2.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn đề có cái gì trong cái chai, miếng bọt biển … (2 phút)
2.3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên cho học sinh quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) và định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) :
Câu 1: Trong chai rỗng có gì?
Câu 2: Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì?
Câu 3: Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì?
2.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm)
2.5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên tổng kết và ghi bảng:
Những chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
3. Hoạt động 3:  Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên ghi bảng: Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển
- GV yêu cầu HS tìm những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong chỗ rỗng của mọi vật.
Liên hệ thực tế: Giáo viên cho học sinh quan sát:
- Các quả bong bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi:
Trong các quả bong bóng có gì?
Trong cái bơm tiêm có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu?
Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì?
Kết thúc tiết học
BÀI: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 53)
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học HS biết:
-         Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
-         Nêu được quá trình hạt mọc thành cây
-         Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà và nêu được điều kiện nảy mầm của hạt.
-         Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con, bút dạ. Ươm 1 số hạt lạc, đậu vào bông ẩm (đất ẩm) khoảng 4 -5 ngày trước khi học đem đến lớp.
III. Hoạt động dạy học dự kiến:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho học sinh xem ảnh về một loài cây. Hỏi: Cây này là cây gì? (Cây đậu)
- Cây đậu mọc lên từ đâu? (Hạt)
- Trong hạt đậu có gì?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở thí nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ ….
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt đậu.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
Bước 4: Đề xuất  các phương án thí nghiệm nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm, nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận về cấu tạo của hạt đậu
- Học sinh vẽ và mô tả lại cấu tạo của hạt sau khi tách vào vở thí nghiệm
- Học sinh so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không.
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của hạt.
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
(Vì hoạt động 2, 3 và 4 không áp dụng được PP BTNB nên chúng tôi không đưa vào đây)
TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DẠY BÀI ÁNH SÁNG - KHOA HỌC LỚP 4

I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, học sinh biết:
          - Phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. Biết được ánh sáng truyền qua được một số vật và không truyền qua được một số vật, ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
          - Đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng
          - Có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để học, đọc sách…
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh 1,2 SGK phóng to
          - 4 tấm bìa gương, 4 tấm bìa giấy, 4 chậu nước
- 4 hộp đen, 4 thẻ số, 4 miếng bìa nhỏ. 
- 4 đèn pin, 4 thùng caton
III. Tiến trình dạy học đề xuất:
(Tiến trình này đề xuất cho các hoạt động tìm hiểu về đường truyền ánh sáng, về sự truyền ánh sáng qua các vật, tìm hiểu về vấn đề mắt nhìn thấy vật khi nào.)
Khởi động
1. Tình huống xuất phát:
- GV tắt hết đèn trong lớp học, đóng kín các cánh cửa và hỏi HS có thấy được các dòng chữ ghi trên bảng không?
- Sau đó, GV mở các cánh cửa ra, bật hết các bóng đèn, hỏi HS có thấy các dòng chữ trên bảng không? Vì sao?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng.
- Cho HS ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên định hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung về ánh sáng.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
+ Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào?
+ Ánh sáng đi như thế nào?
+ Những vật như li, chén, xô, áo, quần ... có tự phát sáng được không?..........
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 liên quan đến các nội dung:
+ Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng;
+ Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng qua các vật;
+ Tìm hiểu vấn đề khi nào mắt nhìn thấy được vật.
5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
(Hoạt động Tìm hiểu vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở bài học này có thể giảng dạy theo các phương pháp thông thường sử dụng các tranh ảnh trong SGK)
·        Liên hệ giáo dục:
·        Dặn dò: Yêu cầu HS ghi lại những điều em biết được về ánh sáng sau bài học vào vở thí nghiệm.