Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010

luật công chức

NỘI DUNG NGHỊ ĐỊNH 20/2010/NĐ-CP
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số.
Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, định kỳ 5 năm, công bố tên dân tộc có số dân dưới 10.000 người, tên dân tộc có tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết (dân tộc có nguy cơ giảm số dân).
2. Bộ Y tế ban hành danh mục dị tật, bệnh hiểm nghèo để xác định đối tượng theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này.



Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2010.
2. Bãi bỏ những quy định trái với quy định của Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cặp vợ chồng, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
T.M CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng

"Theo Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương có quyền xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách này".
(Luật sư Trần Thanh Phong, Đoàn Luật sư thành phố Cần Thơ).






Theo Báo Đất Việt
Theo chính sách hiện nay của Nhà nước ta là vận động mỗi gia đình chỉ nên có một đến hai con, tuy nhiên cũng có một số trường hợp vì lý do nào đó mà lỡ... sinh con thứ ba. Vậy nếu lỡ sinh con thứ ba thì pháp luật có quy định biện pháp chế tài gì không?
Vì:
- Theo Pháp lệnh Dân số, Nghị định số 104/2003-NĐ-CP ngày 16/9/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số và các văn bản pháp luật hiện hành không quy định chế tài hoặc biện pháp xử lý kỷ luật đối với người sinh con thứ ba trở lên. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 104/2003/NĐ-CP nói trên thì mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con. Cũng tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của nghị định này thì các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu của chính sách dân số.
- Mới đây, Nghị quyết Bộ Chính trị tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Trong đó: "...Huy động toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân, đồng thời huy động các tổ chức xã hội và các thành phần kinh tế tích cực tham gia công tác này. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho mỗi gia đình, mỗi người dân tự nguyện thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Cán bộ đảng viên phải gương mẫu đi đầu thực hiện, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, coi đó là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, xem xét đề bạt, đề cử cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo của các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6/3/1995...".
Như vậy, mặc dù pháp luật không quy định hình thức chế tài đối với người sinh con thứ ba, nhưng theo tinh thần các văn bản trên thì "Xem việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ, xem xét đề bạt, đề cử cán bộ vào các chức vụ lãnh đạo...".

Số đảng viên, cán bộ công chức sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều nhưng không được xem xét xử lý nghiêm nên đang ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Sự tăng dân số nhanh đã ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bùng nổ sinh con thứ 3, nhìn nhận ở nhiều góc độ, chúng ta phải thừa nhận rằng Pháp lệnh Dân số vẫn còn những kẽ hở để nhiều cặp vợ chồng, thậm chí là công chức lợi dụng lách luật. Từ đầu năm 2009 đến nay, dù Pháp lệnh Dân số sửa đổi có hiệu lực nhưng tại một số tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn diễn ra khá phổ biến. ở Hậu Giang mới chỉ 3 tháng đầu năm đã có hơn 360 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3. Tại Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau cũng xảy ra tình trạng này nhưng với số lượng ít hơn. Tiến sỹ Dương Quốc Trọng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình - Bộ Y tế cho biết: Việc sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số đã thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong cuộc vận động dân số, kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản. Bởi một em bé được sinh ra sẽ kéo theo một loạt vấn đề về an sinh xã hội, đất đai, dịch vụ y tế, giáo dục, cơ hội việc làm... Có thể đối với một gia đình cụ thể, khá giả điều đó là bình thường nhưng sự bình thường đó không thể nhìn nhận ở góc độ nhà quản lý xã hội được. Đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, nơi tham gia vào việc soạn thảo dự thảo Nghị định Quy định việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình đang được trình Chính phủ phê duyệt tiết lộ thông tin: Có nhiều điểm mới với những hình thức xử lý cương quyết, triệt để hơn. Cụ thể là cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hiện; cán bộ, viên chức, công chức sinh con thứ 3 sẽ bị cách chức nếu như đang giữ chức vụ lãnh đạo; bị cảnh cáo nếu không giữ cương vị lãnh đạo; sẽ không đề bạt, bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo đối với người vi phạm chính sách dân số; sẽ không được chuyển ngạch công chức, kéo dài thời gian nâng lương; đối với những cán bộ, viên chức, công chức, đảng viên cố tình vi phạm, sinh con thứ 4 có thể sẽ bị buộc thôi việc.
Quế Ngân