Thứ Ba, 5 tháng 1, 2010

BÀI THUỐC DÂN GIAN

1. Thuốc từ hoa dâm bụt Mar 23, 2009 Y học dân tộc

Dâm bụt (các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp) nói ở đây là dâm bụt ta - một loại cây khiêm nhường thường chỉ được trồng làm hàng rào. Tuy nhiên, hoa dâm bụt khá đẹp nở rộ vào mùa hè và đầu mùa thu, hoa to xòe 5 cánh đỏ rực rỡ, trông na ná như cái dù, ở giữa vươn ra nhụy dài.
Trẻ em thường lấy nhụy hoa dâm bụt để ăn. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, và trong Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: “Dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, giải khát”. Hoa dâm bụt thường được dùng làm thuốc chữa một số bệnh:
Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.
Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà.
Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa di mộng tinh: Lấy hoa và lá dâm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống. Với phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt cũng dùng bài thuốc này để chữa trị.
Ngoài hoa, lá, thì vỏ và rễ của cây dâm bụt cũng được dùng làm thuốc - rễ tiêu viêm tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt…
Cũng nên biết thêm: Cần phân biệt dâm bụt ta, với cây dâm bụt Tây (có nguồn gốc từ Nam Mỹ) còn gọi dâm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn gần. Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng có nhiều lợi ích tốt; nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên.
(Theo SKĐS)

Các bài viết khác :

2. Cây ớt chữa được nhiều bệnh
Mar 23, 2009 Y học dân tộc |

Ngoài giá trị kinh tế, cây ớt còn là cây thuốc có công dụng chữa bệnh. Sau đây là một số bài thuốc được lương y Lê Ngọc Vân (Ninh Thuận) sưu tầm trong dân gian, chữa trị một số bệnh rất hiệu quả.
Bị trúng phong miệng cứng, lấy một nắm lá ớt chỉ thiên (loại ớt trái nhỏ, trái mọc ngược quay lên trời) thêm một ít nước và muối ăn giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ vào miệng, xác lá chà mạnh vào chân răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương, có tác dụng hút độc, đắp cho đến khi đưa đến bệnh viện điều trị. Chữa bệnh vẩy nến: cạo một chén vỏ cây tre có thân màu vàng, một nắm lá ớt sao chín, 7 - 10 lá sống đời, thiên niên kiện 300 gam (có bán ở tiệm thuốc Đông y), cho cả bốn vị vào ấm, đổ 2,5 lít nước, nấu đậm uống thay nước hằng ngày, uống liên tục trong 5 ngày, bệnh thuyên giảm, hết vẩy nến. Chữa bệnh chàm: một nắm lá ớt tươi, một muỗng mẻ chua (mẻ ủ bằng cơm nguội dùng để nấu ăn) giã nhỏ, gói trong vải thưa, đắp lên vết chàm đã rửa sạch bằng nước muối, giữ trong 12 giờ. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong 10 ngày sẽ lành bệnh. Rễ cây ớt, cây chanh, cây xuyên tiêu (có bán ở tiệm thuốc Đông y), mỗi thứ 15 gam, cho vào ấm, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén, ngày uống một lần, liên tục trong một tuần sẽ chữa được chứng đau bụng kinh niên do rối loạn đại tràng chức năng.
Theo y học cổ truyền, trái ớt có vị cay, tính nóng, có công dụng trừ hàn, mạnh tỳ vị, giải độc, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, dùng chữa các chứng lạnh bụng, cảm lạnh, đau nhức ngoài da, viêm nấm, kém ăn… Những người hay bị đau lưng, đau khớp, mua 15 trái ớt chín, vài lá đu đủ, lá ngải cứu, giã nhỏ, sau đó đem ngâm rượu nồng độ cao, xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức sẽ thuyên giảm được chứng bệnh.
(Theo TNO)

3. Trị sỏi thận bằng rau om và kim tiền thảo
Mar 23, 2009 Y học dân tộc |

Việc điều chế cao định chuẩn kim tiền thảo và rau om (rau ngổ) trị bệnh sỏi thận của một sinh viên trường ĐH Y - Dược TP.HCM đã mở ra thêm một hướng điều trị khả quan.
Mai Thị Quý Thảo tiếp cận và bắt đầu thực hiện đề tài "Xây dựng quy trình điều chế cao định chuẩn kim tiền thảo và cao định chuẩn rau om" khi đang học năm thứ ba trường ĐH Y - Dược TP.HCM (2003). Tháng 3.2008, đề tài này đã đoạt giải nhì Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học - Euréka lần 9.
Thảo cho biết, sỏi thận là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo ước tính, có khoảng 50% số người bị bệnh sỏi thận thường hay tái phát với những cơn đau quặn thận đột ngột, nôn mửa, đổ mồ hôi, bí tiểu. Những trường hợp nặng có khi còn bị xuất huyết và sốt (nếu nhiễm khuẩn)… Thế nhưng, việc điều trị sỏi thận bằng ngoại khoa hay thuốc tây tuy có cải thiện tình trạng của bệnh nhân nhưng chi phí khá cao. Trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều cây thuốc có thể chữa được bệnh sỏi thận, trong đó có kim tiền thảo và rau om. "Phần lớn các dược liệu trên chỉ mới được dùng theo kinh nghiệm dân gian mà chưa được nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa để nâng cao giá trị về mặt điều trị cũng như giá trị kinh tế" - Thảo nói.

Thực tế, trên thị trường hiện đã có một số chế phẩm từ kim tiền thảo nhưng lượng dùng mỗi lần và mỗi ngày thường nhiều (trung bình 5 viên/lần và 15 viên/ngày), gây bất tiện trong việc điều trị dài ngày. Để khắc phục những bất tiện này, Quý Thảo đã cất công tìm đọc những tài liệu trong và ngoài nước nghiên cứu về hai dược liệu kim tiền thảo và rau om. Thảo đã chiết xuất và điều chế cao đặc kim tiền thảo và cao đặc rau om bằng phương pháp ngấm kiệt ngược dòng với dung môi thích hợp; xây dựng công thức cao phun sương, công thức cao kim tiền thảo và cao rau om bằng phương pháp trộn trực tiếp với tá dược. Tiếp đó, cô đã xây dựng tiêu chuẩn cho các loại cao có được, so sánh để chọn ra mỗi dược liệu một loại cao có chất lượng phù hợp với yêu cầu để đề nghị định chuẩn… Những thí nghiệm trên cho thấy, hàm lượng hoạt chất trong cao định chuẩn lớn hơn trong dược liệu từ 5,2 đến 8,5 lần (đối với kim tiền thảo) và từ 6 đến 7,6 lần (rau om).
Theo tác giả đề tài, nếu có điều kiện, cô sẽ tiến hành đưa kết quả nghiên cứu bán thành phẩm có được thành nhiều dạng chế phẩm có chất lượng với hàm lượng cao, lượng dùng tối thiểu, giá cả phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều bệnh nhân sỏi thận.
(Theo TNO

4. Món ăn bài thuốc trị thiếu máu
Mar 23, 2009 Y học dân tộc |

Canh gan lợn rau chân vịt, cháo tam hồng và canh hoàng kỳ, đại táo, a giao là những món ăn bài thuốc đơn giản, dễ làm nhưng có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu.
Bệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh mạn tính, giun móc, có thai, suy dinh dưỡng, chấn thương… Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hồi hộp, đoản khí, tóc khô giòn dễ rụng…
Nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất là thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự hình thành huyết cầu tố. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các món canh và cháo sau:
Canh gan lợn rau chân vịt
Nguyên liệu: rau chân vịt tươi: 200-300 g (để nguyên rễ), gan lợn 150 g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày.
Thực tế cho thấy gan lợn và rau chân vịt kết hợp có tác dụng bổ huyết rõ ràng, vừa là loại thức ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.
Cháo tam hồng bổ huyết ích nhan
Nguyên liệu: hồng táo (táo tàu) 12 quả, kỷ tử 30 g, gạo nếp cẩm 50 g, đường 20-30 g. Rửa sạch hồng táo, kỷ tử, gạo nếp, cho tất cả vào xoong và đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang dùng lửa nhỏ tiếp tục đun cho đến khi chín nhừ thành cháo. Cho đường vào khuấy đều và chia làm hai phần ăn vào sáng, tối.
Bài này có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận cố tinh; sử dụng rất thích hợp cho người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt.
Canh hoàng kỳ, đại táo, a giao
Nguyên liệu: hoàng kỳ 18 g, đại táo 10 quả, a giao 9 g. Cho hoàng kỳ và đại táo vào ấm với lượng nước vừa phải, đun trong thời gian khoảng 60 phút rồi chắt lấy nước, cho a giao vào khuấy đều cho tan và uống hết. Mỗi ngày dùng 1 lần.
(Theo 24h)

5. Thảo dược chữa tiểu đường
Mar 23, 2009 Y học dân tộc |

Bệnh tiểu đường có thể dùng thuốc và insulin để điều trị nhưng nếu áp dụng thảo dược để chữa bệnh thì không những không có hại gì mà trong một số trường hợp, phản ứng của bệnh nhân còn cho tác dụng tốt hơn thuốc.
Dùng thuốc bằng thảo dược, bạn sẽ không phải lo tác dụng phụ như thuốc tây.

Lưu ý
Trước khi dùng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây bạn cần lưu ý 3 cách sau. Chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả đến bệnh tiểu đường.
- Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ nhanh hai lần một ngày, mỗi lần đi khoảng 2km sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là cách tốt nhất cho tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường.
- Giảm béo phì: Nếu bạn vượt quá cân nặng cho phép đối với chiều cao và tuổi thì bạn cần có những biện pháp để giảm cân. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì điều quan trọng là giảm cân phải dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ. Làm được điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
- Điều chỉnh ăn kiêng: Đừng ăn vượt quá mức tiêu chuẩn mà phải thực hiện chặt chẽ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra.
Cách dùng thảo dược để chữa trị tiểu đường

1. Mướp đắng
Đây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa.
Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 -7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu.

2. Cỏ cà ri
Cỏ cà ri cũng cho kết quả tốt. Một thìa nước lá cỏ cà ri xay lấy từ sáng sớm, đều đặn trong 3 tháng sẽ chữa được bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.
Bột hạt cà ri cũng có tác dụng tương tự. Một cách khác là ép lấy nước hạt cà ri sau đó trộn lẫn với 5g bột ngày uống hai lần.

3. Bột quế
Một thìa bột quế pha với nước, ngày hai lần sáng tối.
Phương pháp này rất dễ thực hiện đối với tất cả các bệnh nhận và nên cố gắng thực hiện nó trong khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ phát hiện ra nó thực sự có hiệu quả với bạn hay không.

4. Một số loại thảo dược khác
Có công dụng chữa tiểu đường như lá vối và các loại hạt sung, hạt rau răm, lá diếp, hoa hồng đỏ và hạt thì là.
Nghiền các loại hạt này thành bột và trộn lẫn với nhau, ngày dùng hai lần. Các loại hạt này rất sẵn có ở chợ, có thể kết hợp từ hai hay nhiều loại hạt thảo dược cũng được.
Với những bệnh nhân tiểu đường cần phải tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường, giảm cân nặng nếu bị béo phì và nên cố gắng dùng thuốc bằng thảo dược. Việc điều trị bệnh cần kiên trì kết hợp với việc thay đổi lối sống là liều thuốc tốt nhất cho bạn.
(Theo dantri
6.Rau hẹ - vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền

Nếu bị đau răng, có thể lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. Còn để chữa chứng ho khò khè ở trẻ nhỏ, dùng lá hẹ cắt nhỏ cho vào bát, hấp trong nồi cơm, lấy nước cốt cho bé uống.
Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Sách Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.
Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Sau đây là một số bài thuốc từ hẹ:
- Chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Rau hẹ (cả củ và rễ) giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại. Thay băng nhiều lần.
- Rôm sảy: Rễ hẹ 60 g sắc lấy nước uống.
- Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.
- Táo bón: Hạt rau hẹ rang vàng, giã nhỏ, hòa nước sôi uống ngày 3 lần. mỗi lần 5 g. Hoặc: Rau hẹ 200 g thái nhỏ, đậu phụ 100 g thái quân cờ, miến 50 g ngâm cắt vụn. Xào khô già với nước tương, muối, mì chính, hành, gừng, dầu vừng, trộn đều, viên làm nhân. Lấy bột mì 500 g nhồi nhuyễn, cán mỏng, bọc nhân làm thành bánh, chưng chín để ăn. Cũng có thể lấy hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.
Để đề phòng táo bón, mỗi buổi sáng có thể giã hẹ lấy nước, uống trước khi ăn sáng.
- Đái dầm, tiêu chảy lâu ngày ở trẻ em: Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g. Rễ hẹ vắt lấy nước, cho vào nồi cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
- Nấc do lạnh: Giã nát hẹ, thêm chút nước rồi lọc lấy nước uống.
- Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.
- Bế kinh: Hạt rau hẹ 10 g, hạt dành dành 10 g, sắc nước uống ngày 2 lần. Cũng có thể lấy rau hẹ 250 g giã lấy nước, hòa với đường đỏ, đun sôi để uống.
- Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương. Dùng một trong các bài thuốc sau:
+ Rau hẹ tươi 500 g giã lấy nước, uống ngày 2 lần, uống trong một tuần.
+ Rau hẹ 200 g, tôm nõn 200 g, xào ăn với cơm.
+ Rau hẹ xào gan dê: Rau hẹ 150 g, gan dê 150 g. Món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.
+ Lươn 500 g lọc bỏ xương, cắt khúc, xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước. Khi nước cạn, cho 300 g rau hẹ cắt khúc, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.
+ Hẹ 20 g, gạo 90 g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Bài này còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh.
+ Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g, xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm. Dùng từ 2 tuần đến 1 tháng. Thuốc còn dùng chữa táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
+ Hạt hẹ 15 g xào chín, gạo tẻ 50 g, nấu cháo ăn hằng ngày.
+ Rau hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa đi tiểu nhiều lần.
+ Rau hẹ 30 g, phúc bồn tử 1,5 g, dây tơ hồng xanh 20 g. Sấy khô, tán bột, làm thành viên. Dùng mỗi lần 3 g, ngày 3 lần.
+ Hạt hẹ 20 g, câu kỷ 30 g, ba kích 15 g, hồng sâm 20 g, lộc nhung lát 10 g, đường phèn 200 g, rượu trắng 200 g. Ngâm ít nhất nửa tháng.
- Lên cơn hen: Lá hẹ một nắm giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên để uống.
- Sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát, đắp lên chỗ tổn thương.
- Chữa ghẻ: Rau hẹ 50 g, rau cần 30 g, 2 thứ giã nát, đắp lên chỗ tổn thương. Ngày làm 2 lần.
- Giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.
- Thối tai (viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn, lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Có thể dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.
- Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
- Lòi dom: Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.
- Chứng tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ (cả gốc) rửa sạch, cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
- Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
- Tiểu đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên. Người bị ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.
- Lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá giếc (ngày 1 con), ăn cái, uống nước, dùng trong 1 tuần.
BS Phó Đức Thuần

7.Rau ngót chữa bệnh

Rau ngót lành và bổ dưỡng, có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, đổ mồ hôi trộm... Canh rau ngót dù nấu suông hay với thịt nạc vẫn là món ăn - vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau sinh.
- Chữa sót nhau, dị ứng, trẻ em đái dầm: dùng riêng lá rau ngót tươi 40 g rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, để lắng, gạn uống làm hai lần cách nhau khoảng 10 phút.
- Chữa tưa lưỡi: lá rau ngót tươi giã nát, lấy nước, bôi đều lên lưỡi.
- Trị chứng cơ thể nóng hầm hập, đổ mồ hôi trộm, đái dầm, chán cơm, táo bón ở trẻ: lá rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu với bầu dục lợn làm canh.
- Phụ nữ sắp sinh hằng ngày nên ăn canh rau ngót nấu với rau mồng tơi để tăng sức cho các bắp thịt ở bụng, giúp dễ sinh.
- Chữa rắn độc cắn: lá rau ngót 30 g giã nát với nõn cây dứa ăn quả 20 g, rệp 7-9 con, thêm nước, gạn uống, bã đắp.
Rau thơm - những vị thuốc quý


8.Bạc hà có thể giải cảm.

Hằng ngày khi ăn rau thơm, ta đã hấp thu được một lượng lớn tinh dầu, chất diệp lục và các pectin có tính kháng khuẩn mạnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể chữa bệnh.
- Hẹ (cửu thái): Vị cay, hơi chua, mùi đắng, tính ấm. Củ hẹ và lá hẹ thường dùng chữa ho, lỵ, giun kim, đau họng, hen suyễn.
Cách dùng: Hấp đường phèn với lá, củ hẹ giã nát, lấy nước, ngậm nuốt từ từ để chữa ho hen. Giã vắt nước cốt hẹ thụt hậu môn để trị giun kim khi giun xuống hậu môn.
- Bạc hà: Vị cay, thơm, tính mát, giúp phát tán phong nhiệt, hạ sốt; thường dùng chữa cảm, nhức đầu, dị ứng nổi mề đay, viêm họng có sốt, đàm vướng cổ, đau họng khản tiếng, say nắng, thúc sởi mau mọc.
- Hành: Vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong, giải hàn tà, lợi khí, tiêu sưng; thường dùng chữa cảm cúm (nấu cháo hành, tía tô, tiêu, gừng ăn nóng để giải cảm cúm). Trị đau bụng do lạnh, đau răng, mụn nhọt, lợi tiểu, an thai.
- Diếp cá: Vị cay, chua, mùi hơi tanh, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu ung thũng, lợi tiểu, điều kinh. Thường dùng chữa các loại viêm sưng, mụn nhọt, đau mắt đỏ, lòi dom, sốt xuất huyết, trĩ ra máu, kinh nguyệt không đều.
- Húng chanh: Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đàm, diệt khuẩn, tiêu độc trừ phong. Thường dùng làm thuốc chữa ho, cảm cúm, chữa kiến độc, bọ cạp và rết đốt (giã nát húng chanh đắp lên vết đốt, sẽ giảm đau nhức).
- Kinh giới: Vị cay, tính ấm, phát tán phong hàn, thông huyết mạch, thường dùng chữa cảm hàn, giải độc, cảm nhiễm gây đau nhức. Khi sao đen kinh giới thì nó có tác dụng cầm máu. Thường dùng để chữa đái ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam.
- Ngò (rau mùi): Vị cay thơm, tính ấm, kích thích tiêu hóa, chống tà khí, thông khí uất ở đường tiêu hóa. Thường dùng trị cảm lạnh, thúc ban sởi mau mọc. Hạt ngò dùng làm thuốc chữa tắc sữa, mặt bị nám, ban, sởi, lòi dom. Người bị hôi nách, hôi miệng, sưng chân không ăn ngò. Khi uống thuốc có các vị bạch truật, mẫu đơn bì thì kiêng ăn ngò.
- Rau ngổ: Vị cay thơm, mát, có tác dụng tiêu thực, cầm máu. Thường dùng để kích thích tiêu hóa, chữa băng huyết, thổ huyết, mụn nhọt viêm sưng.
- Mùi tàu: Vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng thông khí, trừ hàn, tiêu thực. Thường dùng để chữa cảm mạo, ăn uống khó tiêu.
- Rau răm: Vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa. Thường dùng khi ăn trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng và làm ấm tỳ vị.
- Tía tô: Vị cay, tính ấm, phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí. Thường dùng để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, sốt, buồn nôn, ngộ độc cua cá; an thai, trừ đàm nhớt ở cổ họng.
Tía tô còn được dân gian dùng chữa mụn cóc rất hiệu nghiệm: Lá tía tô rửa sạch, để khô đặt lên mụn, chà xát nhiều lần đến khi lá nát, hết nước thì bỏ đi và cũng không cần để ý đến mụn nữa. Vài ngày sau nhìn lại thì mụn bay hết lúc nào không biết.
Lương y Minh Chánh,


9.Thuốc hay từ cây khế


Lá khế được dùng để chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng.
Trong dân gian, người ta thường dùng lá khế giã nhỏ hoặc dùng quả giã lấy nước đắp lên những nơi bị lở sơn (sơn ăn). Để chữa hóc xương cá, có thể lấy 3-4 chiếc lá khế rửa sạch, nhai và nuốt dần.
Theo đông y, quả khế có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Hoa khế có tác dụng chữa chứng nóng rét qua lại, giải độc thuốc phiện. Rễ khế có tác dụng trị đau đầu và khớp xương đau nhức.
Sau đây là một số bài thuốc từ khế:
- Đau đầu lâu ngày không khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần.
- Ho do phong nhiệt, họng sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt.
- Lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
- Lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần mỗi lần 100 ml.
- Sản hậu phù thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống.
- Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần.
- Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần.
- Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông.
- Khớp xương đau nhức: Rễ khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 1 chén con.
- Sưng đau do ngã hoặc ung nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và giải độc.
- Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt.
- Giải độc thuốc phiện: Hoa khế 15 g sắc uống.
Lương y Huyên Thảo, NNVN
Thuốc Nam trị sốt xuất huyết
Với các trường hợp sốt cao, có ban hoặc chấm xuất huyết, lấy dấp cá tươi, rau ngót, cỏ nhọ nồi mỗi thứ 100 g, rửa sạch, giã nát, hòa nước sôi, chắt lấy nước, chia nhiều lần uống trong ngày. Cho bã vào miếng vải màn sạch, đắp lên rốn.
Một số bài thuốc Nam khác:
1. Sốt xuất huyết thể nhẹ
- Lá cối xay, bông mã đề mỗi thứ 16 g; cỏ nhọ nồi 20 g; trắc bá diệp sao đen 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2-3 lần.
- Lá tre, hạ khô thảo mỗi thứ 20 g; rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi, trắc bá diệp sao đen mỗi thứ 16 g. Ngày 1 thang, sắc uống 2-3 lần.
2. Có sốt cao, ban hoặc chấm xuất huyết
- Rễ cỏ tranh 20 g; kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, hoa hòe mỗi thứ 16 g; chi tử 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống 2-3 lần.
- Sinh địa, huyền sâm, mạch môn, hoa hòe mỗi thứ 12 g; cỏ nhọ nồi 30 g. Ngày 1 thang, sắc uống 2-3 lần.
3. Sốt xuất huyết giai đoạn hồi phục
- Sinh địa, đỗ đen sao, quả dâu chín, bố chính sâm, củ mài, ý dĩ mỗi thứ 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống làm 2 lần.
4. Phòng sốt xuất huyết cho người ở trong vùng dịch
Lá tre, lá dâu, sắn dây, bông mã đề, sinh địa, phòng đảng sâm, lá khế mỗi thứ 12 g. Ngày 1 thang, sắc uống thay nước hằng ngày trong vụ dịch.
ThS. Thùy Hương, Sức Khoẻ & Đời Sống


10.Cây dền gai chữa viêm da mủ


Cây dền gai.
Để chữa ung nhọt đã vỡ mủ, lấy lá rau dền gai giã nát hoặc nhai nát, đắp lên ung nhọt. Còn nếu bị viêm da mủ, lấy toàn cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên tổn thương.
Cây dền gai (tên khoa học amaranthus spinosus) vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, được dùng để lợi tiểu, điều kinh, chữa viêm đường hô hấp, long đờm, giảm ho, dùng ngoài chữa mụn nhọt, chốc lở. Theo sách Thảo dược Quảng Đông, cây có tác dụng chữa rắn cắn. Có thể dùng rễ, thân, lá, hạt để làm thuốc.
Một số bài thuốc Nam thường dùng:
- Rắn cắn: Hạt rau dền gai 5 g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5 g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.
- Ung nhọt chưa vỡ mủ, đau nhức: Rễ rau dền gai giã nát, đắp lên ung nhọt, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.
- Bỏng: Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.
- Ho đờm: Thân, lá cây rau dền gai 50-100 g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá bồng bồng 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, lá húng chanh 16 g, vỏ rễ dâu tằm 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm họng: Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1-3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1-2 lần.
- Chữa lỵ: Thân, lá cây rau dền gai 100 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50 g, rau sam 30 g. Nấu canh ăn ngày 1-2 lần.
BS Kim Ngân, Sức Khỏe & Đời Sống

Cây ớt, vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
Ớt là loại cây đã được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng có lẽ ít ai biết ớt còn là một vị thuốc rất quý trong y học cổ truyền.
TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA ỚT Quả ớt còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu... Tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L., thuộc họ Cà Solanaceae. Là một cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây có nhiều cành, nhẵn. Lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Có thể được trồng hoặc mọc hoang. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá đã được dùng làm thuốc từ nhiều đời nay. Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư...) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn... Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng thống nhất với y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của ớt. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy quả ớt có rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trong ớt có chứa một số hoạt chất sau: Capsicain là một Alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là acid isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là hoạt chất gây đỏ, nóng, chỉ xuất hiện khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%. Một điều lý thú là Capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất Endorphin, một chất Morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư. Ngoài ra, ớt còn giúp ngăn ngừa bệnh tim do chứa một số hoạt chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng đông vón tiểu cầu dễ gây tai biến tim mạch. Ớt còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng huyết áp tăng cao. Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng capsaicin nhiều hơn. Ngoài ra, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten... Ngoài việc dùng làm thực phẩm, quả ớt còn được nhân dân ta sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ ngàn xưa. Trong kho tàng y học dân gian, có không ít bài thuốc quý trong đó có ớt. MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM THÔNG DỤNG CÓ ỚT - Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc. - Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày. - Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư: ớt 100g, hắc đậu xị 100g, tán bột ăn hàng ngày. - Chữa ăn uống chậm tiêu: ớt trái dùng làm gia vị, ăn hàng ngày. - Chữa đau thắt ngực: ớt trái 2 quả, đan sâm 20g, nghệ đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần. - Chữa viêm khớp mãn tính: ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang. - Chữa bệnh chàm (eczema): lá ớt tươi 1 nắm, mẻ chua 1 thìa. Hai thứ giã nhỏ, lấy vải sạch gói lại, đắp lên nơi bị chàm đã rửa sạch bằng nước muối. - Chữa tai biến mạch máu não: lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh. - Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ, đắp vào nơi bị thương, băng lại. Ngày làm 1-2 lần cho đến khi hết đau, 2-3 giờ là khỏi. - Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi. - Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. - Chữa đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi. - Chữa mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành. - Chữa khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc). - Chữa rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

11.NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM
Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN THÔNG (Tổng hợp từ Internet)
Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến.
Rau sam có tên khoa học là Portulacea oleracea, thuộc họ Portulacea. Portulaca có gốc từ tiếng Hy Lạp, Porta là mang và laca là sữa vì cây có chất nhựa trắng đục như sữa.
MÔ TẢ
Rau sam thuộc loại thảo, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.
Có hai loại rau sam, loại mọc hoang và loại được trồng. Loại mọc hoang thường mọc bò và chỉ cao dưới 50cm, lá xanh, cọng đỏ tím. Loại nuôi trồng lá có kích thước lớn hơn và thường màu vàng xanh. Những loại thường gặp nhất là:
- Rau sam xanh (Green Purslane): đây là giống nguyên thủy mọc hoang, có khuynh hướng mọc thẳng đứng hơn bò lan.
- Rau sam vàng (Golden Purslane): có lá màu vàng nhạt, khi nấu chín thì mùi vị giống loại trên.
- Rau sam vàng lá to (Portulaca Grandiflora): Lá dày và to gần như gấp đôi hai giống trước.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Rau sam rất giàu chất dinh dưỡng (tỷ lệ thay đổi tùy theo nơi trồng và mùa thu hái), trong đó nhiều nhất là các vitamin.
Rau sam còn chứa: Các acid hữu cơ như acid malic, acid glutamic, acid nicotinic, acid asparagic; Các acid béo, đặc biệt là acid omega-3 với tỷ lệ cao nhất trong các loại thực vật; Các chất Dopamine, l-noradrenalin (nhất là trong lá tươi), flavonoid, coumadin.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau sam gồm:
- Calori: 16 Cal; Chất đạm: 1,3g; Chất béo: 0,1g; Chất xơ: 0,8g; Calcium: 65mg; Sắt: 1,99mg; Magiê: 68mg; Phốt pho: 44mg; Kali: 494mg; Natri: 45mg; Vitamin A: 1320 IU; Vitamin B1: 0,047mg; Riboflavin (B2): 0,112mg; Niacin: 0,480mg; Vitamin C: 21mg.
RAU SAM TRONG ĐÔNG DƯỢC
Rau sam được xem có vị toan, tính hàn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tâm và đại trường với những đặc tính:
- Hóa giải tình trạng nhiễm độc do “hỏa vượng” và làm mát được huyết dịch, trị kiết lỵ, mụn nhọt, khai thông được sự ứ tắc nơi đường tiểu gây ra tình trạng đau tức.
- Để trị kiết lỵ do “tà nhiệt” với phân có máu, nên uống nước sắc rau sam hoặc ép lấy nước cốt tươi và uống với mật ong.
- Để trị mụn nhọt ngoài da, có thể đắp nước ép rau sam trực tiếp lên vết thương.
- Rau sam được dùng phối hợp với ích mẫu, thổ phục linh để trị các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, huyết trắng, xuất huyết sau khi sinh.

NHỮNG NGHIÊN CỨU MỚI VỀ RAU SAM
1. Rau sam không độc: Nghiên cứu được thực hiện trên chuột tại Viện Nghiên cứu Dược thảo Nonthaburi, Thái Lan. Chuột thí nghiệm được chia thành 5 nhóm: nhóm chứng, 3 nhóm thử nghiệm và nhóm hồi phục. Nhóm chứng được cho uống 5ml nước cất /kg/ngày. Nhóm thử nghiệm được cho uống chất chiết xuất từ Portulaca grandiflora với các liều 10, 100 và 1.000mg/kg/ngày. Nhóm hồi phục được uống 1000mg/kg/ngày trong 6 tháng, sau đó tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày không uống thuốc. Kết quả cho thấy không có sự biến đổi đáng kể nào về máu, sinh hóa hay tế bào trong tất cả các nhóm.
2. Tác dụng làm lành vết thương: Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan. Các nhà nghiên cứu sử dụng lá tươi của cây Portulaca oleracea đắp vào vết thương. Kết quả cho thấy P. Oleracea đẩy nhanh tiến trình kéo da non vết thương.
3. Tác dụng chống lão hóa: Các nghiên cứu tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã cho thấy: 100g lá tươi P. Oleracea chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
4. Tác dụng diệt khuẩn: Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất P. Oleracea có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
5. Tác dụng của rau sam trên cơ tử cung: Thử nghiệm trên chó và thỏ, chiết xuất P. Oleracea có tác dụng kích thích sự co thắt cơ tử cung. Thử nghiệm ở phụ nữ sau sinh cho uống chiết xuất này thì thấy cường độ co bóp của tử cung gia tăng.
6. Tác dụng diệt giun móc: Thuốc nước hoặc thuốc viên bào chế từ chiết xuất P. Oleracea rất hiệu nghiệm trong việc trừ giun móc. Thử nghiệm trên 192 bệnh nhân, sau 1 tháng trị liệu 80% không còn trứng giun móc trong phân.
7. Rau sam và bệnh đường tiểu: Trong Dược thư cổ của Anh, còn lưu phương thuốc chữa bí tiểu và đau do co thắt đường tiết niệu như sau: đun sôi rau sam (khoảng 25g trong 4 lít nước) trong 30 phút. Gạn lấy nước, uống thay trà trong ngày.
8. Điều trị bệnh Goute: Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu (Acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân gây ra bệnh Goute).
9. Phòng ngừa bệnh tim mạch: Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Dùng đu đủ chữa bệnh và bồi dưỡng cơ thể
Men papain trong đu đủ có tác dụng giúp tiêu hóa chất đạm. Nó cũng giúp kìm hãm một số vi trùng gây bệnh như gram và tiêu diệt nhiều vi trùng khác như staphillococcus, thương hàn.
Đu đủ chín chứa khoảng 13% đường, không có tinh bột, nhiều caroten, acid hữu cơ, các vitamin A, B, C và khoáng chất. Đu đủ xanh ngoài các chất trên còn có nhiều nhựa mủ latex màu trắng đục - là hỗn hợp của nhiều men tiêu hóa chất đạm, chủ yếu là papain. Ngoài các tác dụng kể trên, men này còn có khả năng làm đông sữa và giảm độc đối với toxin và toxanpunin.

Bộ phận dùng làm thuốc của đu đủ gồm rễ, lá, hoa, hạt và nhựa. Nhựa papain thô và tinh chế được sử dụng thay thế pepsin và pancreatin trong điều trị rối loạn tiêu hóa do thiếu men, giúp tiêu hóa tốt chất đạm trong thức ăn. Nhựa và hạt đu đủ dùng làm thuốc tẩy nhiều loại giun (trừ giun móc ankylostome). Chất cacpain trong các bộ phận này có tác dụng làm chậm nhịp tim. Hạt đu đủ còn có tính kháng khuẩn mạnh, dùng ngoài để làm sạch vết thương bẩn, nhiễm trùng.
Cần lưu ý tác dụng ngừa thai, gây sẩy thai của papain do hoạt tính của nó đối với progesteron của thai phụ.

12.Công dụng cụ thể
- Quả đu đủ xanh nghiền nát với nước, dùng bôi để chữa các vết tàn nhang ở mặt và tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...

- Rễ đu đủ sắc uống có tác dụng cầm máu trong bệnh băng huyết, sỏi thận...
- Hoa đu đủ đực tươi hoặc phơi khô hấp với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở người lớn. Với trẻ em, hái 5-10 hoa đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.

- Đu đủ chín là một món ăn giúp bồi bổ cơ thể và tiêu hóa tốt các chất thịt, lòng trắng trứng; Khi hầm các loại thịt, xương cứng, người ta thường cho quả đu đủ xanh vào để thức ăn mau nhừ...
BS Trang Xuân Chi,
Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2


13. Mướp đắng khi còn xanh có tác dụng hạ đường máu.
Bệnh đái tháo đường type 2 - loại không phụ thuộc insulin - thuộc phạm vi chứng tiêu khát, với triệu chứng ăn, uống và tiểu tiện nhiều. Những thảo dược như hành tây, mướp đắng, nhân sâm... rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.
Một số thảo trị đái tháo đường type 2:
Bạch truật: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất: hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ: có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose - men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hành tây: có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20 g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.
Nhân sâm: có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15 g, thiên môn 30 g, sơn thù 25 g, câu kỷ 15 g, sinh địa 15 g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30 ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170 ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20 ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa: chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
Các bài thuốc liên quan:
- Sinh địa 800 g, hoàng liên 600 g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Giáo sư Đoàn Thị Nhu,
Cây xuyên tâm liên chữa viêm đường hô hấp


14. Cây xuyên tâm liên.

Cây này có nhiều tên gọi khác như công cộng, nguyễn cộng, khổ đởm thảo, nhất kiến hỷ, thường được dân gian dùng làm thuốc chữa viêm đường hô hấp hiệu quả. Chẳng hạn, khi bị viêm miệng - họng, có thể lấy 2-3 lá nhai ngậm với vài hạt muối và vài lát gừng tươi.
Một số bài thuốc Nam được dùng trong dân gian:
- Viêm amidan: Công cộng (xuyên tâm liên), huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Viêm phế quản, viêm phổi: Công cộng, huyền sâm, mạch môn mỗi thứ 12 g, vỏ quýt lâu năm, cam thảo mỗi thứ 4 g. Sắc đặc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Lở ngứa, rôm sảy, sưng tấy, nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt: Lá công cộng 1 nắm giã nát với rượu, dùng để xoa, đắp tại chỗ. Kết hợp cho uống thuốc sắc: kim ngân hoa, sài đất, bèo cái, lá trắc bá, lá tre mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc đặc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Rắn cắn: Nhai nát nuốt nước lá công cộng cùng với rau răm, mỗi thứ 12-20 g, bã đắp tại chỗ vết cắn.
- Lỵ trực khuẩn cấp tính: Công cộng, mơ lông, rau sam, cỏ seo gà mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc uống ngày một thang.
BS. Quách Tuấn Vinh
Gừng vàng - vị thuốc quý


15. Gừng vàng trị cảm lạnh rất tốt.

Để chữa dị ứng do các loại hải sản, có thể dùng gừng vàng tươi (giã nát) 20 g, tía tô (thái nhỏ) 50 g, sắc lấy 100 ml thuốc cho bệnh nhân uống, 2 giờ sau sắc uống tiếp nước thứ 2.
Gừng vàng (tên khoa học là Zingibert officinal Rosc) đã được các thầy thuốc phương Đông dùng làm thuốc từ hơn 2.000 năm nay. Trong Đông y, cây gừng cho các vị thuốc sau:
- Sinh khương: Gừng sống, vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho. Sinh khương được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn.
- Tiên khương: Gừng tươi.
- Khương bì: Vỏ gừng tươi, vị cay mát, có tác dụng hành thủy (dẫn nước) chủ trị các chứng phù.
- Ổi khương: Gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín (hoặc nướng chín), có tác dụng ấm bụng, trừ hàn.
- Can khương: Thân rễ phơi sấy khô của cây gừng vàng, khai thác vào mùa đông. Can khương vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung (ấm cơ thể) trừ hàn, hồi dương, thông mạch, dịu ho, cầm tả, cầm mửa, cầm máu; được xếp vào nhóm thuốc trừ hàn.
- Bào khương: Can khương thái phiến, đem sao cho phồng rộp rồi phun nước cho nguội.
- Thán khương: Còn gọi là hắc khương hoặc gừng cháy. Đây là can khương thái phiến dày, sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là đốt tồn tính). Có tác dụng cầm máu trong các bài thuốc trị băng huyết, thổ huyết, tiêu ra máu, tiểu ra máu, lỵ ra máu...
Sau đây là một số bài thuốc hay từ gừng vàng:
- Trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã nát lấy 30 ml nước, đổ từng thìa vào miệng nạn nhân. Bã gừng đắp hoặc xát vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Nôn mửa không cầm (kể cả phụ nữ có thai): Gừng tươi 10 g, bán hạ 10 g, sắc lấy nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Động kinh mãi không tỉnh: Gừng tươi 10 g giã nát, sinh bạch phàn (phèn chua cục) 9 g, trộn kỹ thành hồ rồi thêm 20 ml nước, đổ vào miệng nạn nhân.
- Băng huyết, thổ huyết, tiểu ra máu (do hư hàn): Thán khương tán bột, mỗi lần uống 3-4 g, uống với nước còn ấm.
- Mạch yếu, tứ chi lạnh (dương hư): Can khương 12 g, phụ tử chế 10 g, cam thảo chích 3 g. Sắc uống.
- Phòng chống nôn khi đi tàu, xe: Nhai 1 miếng gừng tươi cạo vỏ (15 g) trước khi lên xe 40 phút. Khi lên xe, ngậm và thỉnh thoảng nhấm nhẹ 1 miếng gừng to.
- Viêm thận cấp ở trẻ em: Vỏ gừng tươi 5 g, ma hoàng 3 g, liên kiều 13 g, xích tiểu đậu 40 g, sắc nước uống ngày 1 thang.
- Đau bụng do cảm lạnh: Gừng nướng 50 g lót giấy hoặc vải, đắp phía dưới rốn.
- Ngoại cảm phong hàn: Gừng sống 10 g, lá tía tô tươi 30 g, phòng phong 10 g, sắc 2 lần lấy 1 bát thuốc (250 ml), chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc: Gừng sống thái chỉ 10 g, tía tô thái nhỏ 40 g, hành tăm xắt nhỏ, tất cả cho vào bát to, đập 1 quả trứng gà tươi rồi dội cháo loãng đang sôi lên cho trứng chín, đảo đều, ăn nóng mỗi ngày 1 lần.
- Phòng cảm lạnh: Người yếu, người cao tuổi trước khi ra ngoài hoặc tắm gội lúc trời lạnh nên cắt 1 lát to gừng tươi (15 g), cạo sạch vỏ, nhấm nhẹ cho tiết chất cay. Khi quen cay thì nhai nuốt luôn (có phản ứng nấc là tốt).
- Tả: Nướng củ gừng tươi (50 g) vừa chín, cạo vỏ, giã nát, vắt nước, thêm nước sôi để vắt được 30 ml. Uống bằng nước cháo hoặc nước cơm.
DS Trần Xuân Thuyết,
Hoa mào gà đỏ làm thuốc
Để chữa đại tiện ra máu, lấy hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g, mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc dùng hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống.
Mào gà đỏ có tên khác là kê quan hoa, kê công hoa, kê cốt tử hoa, mồng gà, lão lai thiểu... Theo y học cổ truyền, hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ huyết (nôn ra máu), khạc huyết (ho ra máu), tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư), di tinh, đái dưỡng chấp...
Cách dùng cụ thể như sau:
Tăng huyết áp: Kê quan hoa 3-4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hằng ngày.
Thổ huyết: Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng tươi 15-24 g (loại khô dùng 6-15 g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
Ho ra máu: Hoa mào gà trắng 30 g, trắc bá diệp 30 g, cỏ nhọ nồi 30 g, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà tươi 24 g, rễ cỏ tranh tươi 30 g, sắc uống.
Lỵ trực khuẩn hoặc amip: Dùng hoa mào gà sắc với rượu uống; nếu là xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ, bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.
Thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu): Kê quan hoa và phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi đói. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng sao 30 g, tông lư thán 30 g, khương hoạt 30 g, tán thành bột uống mỗi lần 6 g với nước cơm.
Tiểu buốt và ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15-20 g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15 g sắc uống.
Di tinh: Hoa mào gà trắng 30 g, kim ti thảo 15 g, kim anh tử 15 g, sắc uống.
Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3 g, ngũ bội tử 3 g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng lở loét.
Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24 g hầm với 60 g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6 g khi đói với một chút rượu. Hoặc dùng bài hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9 g sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng 15 g, long nhãn hoa 12 g, ích mẫu thảo 9 g, thịt lợn nạc lượng vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ tần bì 9 g.
Khí hư: Nếu là bạch đới (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9 g vào sáng sớm khi đói. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, bạch truật 9 g, bạch linh 9 g, bông mã đề tươi 30 g, trứng gà 2 quả, sắc uống.
Thai lậu (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu): Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10 g, sắc nửa rượu nửa nước uống.
Rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà khô 24 g sắc uống. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống. Hoặc: Kê quan hoa và trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g.
Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng.
ThS Hoàng Khánh Toàn
Khoai lang - một vị thuốc quý
Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...
Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

16. Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.
Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.
Món ăn bài thuốc từ khoai lang
Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
- Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
- Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
- Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
- Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
- Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
- Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

17.Hành củ ngừa ung thư đường ruột


Hành củ giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột.
Ung thư đường ruột là căn bệnh phổ biến song cũng dễ phòng tránh. Các nhà khoa học vừa cho hay, một chế độ dinh dưỡng "xanh" gồm các loại rau quả tươi - đặc biệt là táo, cần tây, súp lơ xanh và hành - sẽ giúp bảo vệ tổ chức tiêu hóa hiệu quả.
Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chỉ riêng năm 2000, trong khoảng 10 triệu bệnh nhân ung thư trên thế giới thì có tới 2,3 triệu bị tổn thương ở các bộ phận tiêu hóa, họng, thực quản và dạ dày. Người ta nhận thấy chúng không hoàn toàn do biến đổi gene gây nên, và có thể được cải thiện nhờ một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Về cơ bản, thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể, do đó chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Thêm vào đó, lớp biểu mô lại thường xuyên được tái tạo bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia nhanh chóng. Đây chính là những thành tố kích thích sự phát triển polyp. Thường các polyp ở dạng lành tính, song có thể mang nhiều biến đổi gene dẫn đến ung thư.
"Ung thư ruột kết và trực tràng là những dạng tổn thương tổ chức tiêu hóa phổ biến nhất trên thế giới " - giáo sư Ian Johnson, Giám đốc Trung tâm sức khỏe dạ dày, ruột của viện cho biết - "Chúng có thể coi là "căn bệnh của nhà giàu" vì phần lớn ca bệnh tập trung ở các quốc gia phát triển. Khoảng 80% nguyên nhân gây bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng".
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không sinh cholesterol, nhóm chất thực vật flavonoid và các sản phẩm lên men đường ruột như butyrate có thể giúp phòng chống ung thư đường ruột.
Các enzyme COX-2, nhóm men giúp tế bào lỗi tiếp tục phát triển, có thể bị chất quercetin thuộc nhóm flavonoid trong hành củ, táo và trà ức chế. Những chất bổ trợ enzyme giải độc được tìm thấy trong cây mùi tây, actisô, húng quế và cần tây... giúp liên kết hiệu quả các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh, bắp cải. Những men này có khả năng tiêu diệt các tế bào biểu mô bị tổn thương gene.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng là một công cụ hữu hiệu, có thể can thiệp vào nhiều giai đoạn phát triển ung thư. Lời khuyên đáng tin cậy ở đây là ăn 5 bữa hoa quả mỗi ngày và kiểm soát trọng lượng hợp lý.
Mỹ Linh (theo BBC)

Cỏ seo gà chữa viêm đường tiết niệu


Cỏ seo gà.
Những người bị viêm đường tiết niệu có thể lấy cỏ seo gà 30 g, lá mã đề 20 g, rau sam 20 g, cam thảo đất 16 g; sắc uống ngày một thang.
Cỏ seo gà có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ... Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà; thường mọc ở nơi ẩm thấp, ven khe, bãi đất hoang; được dùng toàn cây để làm thuốc.

Theo Đông y, cỏ seo gà vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, giảm đau, mát huyết, cầm máu. Nó thường được dùng để chữa lỵ, viêm tử cung, viêm dạ dày, ruột, viêm đường tiết niệu, cảm mạo, phát sốt, viêm họng, khí hư bạch đới, băng lậu, trúng độc, ung thư... Sau đây là một số bài thuốc:
- Chữa viêm họng: Cỏ seo gà 30 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ seo gà 30 g, bồ công anh 20 g, lá húng chanh 12 g, lá rẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Chữa đái ra máu: Cỏ seo gà 30 g, lá trắc bá sao đen 20 g, hoa hòe sao đen 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa lỵ: Cỏ seo gà 30 g, lá mơ lông 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ seo gà 30 g, rau sam 30 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm tử cung: Cỏ seo gà 30 g, rễ củ gai 20 g, cỏ xước 20 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa ung thư ruột, ung thư tử cung: Cỏ seo gà 60 g tươi hoặc 30 g khô. Sắc uống ngày một thang.
BS Tiến Quang
Khoai tây chữa bệnh


18.Không được sử dụng những củ khoai tây đã mọc mầm.

Để chữa chứng đau dạ dày, có thể dùng khoai tây rửa sạch, thái lát mỏng, chần qua nước sôi rồi ngâm một lúc trong nước đun sôi để nguội. Vớt ra, thêm nước ép gừng và tỏi trộn đều, dùng làm món rau sống trong bữa ăn hằng ngày.
Y học hiện đại coi khoai tây là một thứ thuốc tốt đối với chứng bệnh dạ dày và tim mạch. Còn theo Đông y, khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí; có thể chữa chán ăn, tiêu hóa kém, bí đại tiện... Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
- Chữa táo bón kinh niên: Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn, mỗi lần 1 chén con.
- Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng: Khoai tây tươi (không bỏ vỏ) rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay thịt để xay hoặc cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Hoặc: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, đặt lên bếp đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa đến khi nước sánh lại, cho mật ong vào (một phần nước cốt 2 phần mật ong), đun cho đến khi đặc lại như cao, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê,
Mỗi liệu trình dài 20 ngày. Trong thời gian điều trị, cần kiêng ăn ớt, hành, giấm, rượu và các chất kích thích khác. Sau khi hết đau vẫn nên uống thêm một thời gian nữa.
- Chữa nôn mửa do rối loạn thần kinh thị giác, kém ăn: Khoai tây 100 g, gừng tươi 10 g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, vắt lấy nước, trước mỗi bữa ăn uống một thìa canh.
- Điều hòa chức năng tiêu hóa: Khoai tây 1-2 củ, dùng than củi nướng chín, bóc vỏ, ăn lúc còn nóng.
- Chữa đau đầu: Khoai tây thái lát, xát lên chỗ đau trên đầu.
- Chữa quai bị: Mài khoai tây với giấm, lấy nước bôi vào chỗ sưng.
- Chữa chàm và ung nhọt: Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày thay thuốc 2 lần.
- Chữa bỏng: Khoai tây rửa sạch, mài lấy nước, bôi vào chỗ bị bỏng.
Chú ý: Để phòng ngộ độc, không dùng khoai tây đã mọc mầm. Khi gọt khoai, cần khoét bỏ mắt và những chỗ đã chuyển sang màu xanh hoặc tím.
Lương y Huyên Thảo,
Măng cụt - vị thuốc chữa bệnh
Dân gian thường dùng vỏ quả măng cụt làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và giải trừ các chất độc do ăn uống. Tác dụng này của măng cụt chủ yếu là do chất tanin, chiếm 7-13% trong thành phần của vỏ quả.
Sau đây là một số bài thuốc từ quả măng cụt:
• Chữa tiêu chảy, kiết lỵ
- Lấy 10 vỏ quả măng cụt cho vào ấm đất, đun sôi kỹ trong 15 phút, ngày uống 3-4 chén to.
- Vỏ măng cụt khô 60 g, hạt mùi 5 g, hạt thìa là 5 g, sắc với 1.200 ml nước cho đến khi còn 600 ml. Mỗi lần uống 120 ml, ngày uống 2 lần.
• Tiêu độc, chữa rối loạn tiêu hóa
Lấy vỏ quả măng cụt thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao thơm rồi tán thành bột mịn. Khi ăn phải những thức ăn ôi thiu gây rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi tả, nôn mửa... nên lấy ngay một thìa bột thuốc nói trên hòa với nước đun sôi, cho thêm ít muối trắng, uống ngay lúc nước còn nóng sẽ thấy đỡ.
BS Hương Liên, SK&ĐS




19.Lạc - vũ khí chống lao hữu hiệu


T rong tương lai, thành phần mang tên arginine vốn rất nhiều trong loại củ này có thể sẽ được sử dụng để "hạ gục" các vi khuẩn lao. Nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy, việc bổ sung arginine làm giảm đáng kể triệu chứng ho và lượng vi khuẩn lao trong đờm của người bệnh.
Arginine là một axit amin. Nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất oxit nitơ (NO) - chất đóng vai trò quan trọng trong việc huy động khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, thông qua tăng cường sản xuất các đại thực bào. Người ta tin rằng, tình trạng thiếu NO khiến một số người trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn lao.
Các nhà khoa học tại Đại học Linkoeping đã tiến hành nghiên cứu trên 120 bệnh nhân lao cấp tính ở Ethiopia. Họ được chia làm hai nhóm: một nhóm dùng arginine dưới dạng thuốc (với hàm lượng 1g/ngày, tương đương ăn 30 g lạc) và nhóm thứ hai dùng giả dược. Tất cả đều được điều trị bằng hóa chất chống lao. Kết quả thu được sau 4 tuần: Ở nhóm dùng arginine, triệu chứng ho nặng giảm nhanh hơn so với nhóm dùng giả dược. Hàm lượng vi khuẩn lao trong đờm của nhóm 1 cũng thấp hơn so với nhóm 2.
Các nhà khoa học cho biết, arginine có mặt trong nhiều loại quả hạch (nuts), nhưng lạc là thực phẩm rẻ tiền và dễ kiếm nhất. (theo UPI)